Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy trình bày sự phân hóa địa hình của Bắc Mỹ

3.4 K

Với giải Câu hỏi trang 128 Địa Lí lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Câu hỏi trang 128 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy trình bày sự phân hóa địa hình của Bắc Mỹ.

Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Sự phân hóa địa hình) kết hợp quan sát hình 13.1.

Trả lời:

Địa hình Bắc Mỹ có sự phân hóa thành 3 khu vực:

- Hệ thống Cooc-đi-e: gồm nhiều dãy núi chạy song xong, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Các dãy núi có địa hình cao và hiểm trở.

- Miền đồng bằng trung tâm: tựa như một lòng máng với diện tích rộng lớn; địa hình cao ở phía tây và tây bắc thấp dần về phía nam và đông nam; có nhiều hồ lớn và sông dài.

- Miền núi già và sơn nguyên phía đông: gồm dãy núi A-pa-lát và sơn nguyên La-bra-đô. A-pa-lát là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc – tây nam, địa hình tương đối thấp.

Lý thuyết Sự phân hóa địa hình

 - Có sự phân hóa: hệ thống Coóc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

Hệ thống Coóc-đi-e: nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên, bồn địa, các dãy núi có địa hình cao hiểm trở. Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạc,..

Miền đồng bằng trung tâm: tựa như một lòng máng, diên tích rộng lớn. Địa hình cao ở phía tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Có nhiều hồ lớn và sông dài. Tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú: sắt, kẽm, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt.

Miền núi già và sơn nguyên: dãy núi A-pa-lat và sơn nguyên La-bra-đô. A-pa-lat là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc-tây nam, địa hình thấp, khoáng sản nổi bật là than.

Đánh giá

0

0 đánh giá