Soạn bài Tây Tiến | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10

11.1 K

Tài liệu soạn bài Tây Tiến Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tây Tiến hay nhất

Video bài giảng Tây Tiến - Cánh diều

Trước khi đọc

Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người.

Trả lời:

     Khi nhắn đến vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi nhớ đến chiến dịch Điện Biên Phủ với tất cả sự dũng cảm, lòng quyết tâm thắng giặc. Tây Bắc là vùng đất kỳ lạ và hấp dẫn, bởi không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đời sống văn hóa các dân tộc rất đặc sắc, mà trong chiến tranh giải phóng dân tộc, con người, vùng đất này đã có nhiều đóng góp to lớn, góp phần quan trọng vào chiến thắng của đất nước, nhiều tên người, tên núi, tên sông đã đi vào thi ca, nhạc, họa như một huyền thoại.

Đọc văn bản

Câu 1 trang 8 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?

Trả lời:

     Từ láy “chơi vơi” gợi ra một nỗi nhớ thấp thỏm, khắc khoải, nhớ mà không rõ cụ thể mình đang nhớ gì.

Câu 2 trang 8 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?

Trả lời:

     Hình ảnh thiên nhiên rừng núi được gợi lên qua các từ ngữ “khúc khuỷu, thăm thẳm, thác gầm thét, cọp trêu người, Mai Châu thơm nếp xôi”. Từ đó, hình ảnh thiên nhiên rừng núi hiện lên đầy sự gai góc, chông gai, hiểm trở, hoang dã nhưng cũng khá thơ mộng.

Câu 3 trang 9 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?

Trả lời:

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

Sau khi đọc

Câu 1 trang 9 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.

Trả lời:

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Khổ 1, 14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

+ Phần 2 (khổ 2, 8 câu tiếp): Không khí vui tươi, tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước mơ mộng.

+ Phần 3 (khổ 3, 8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Phần 4 (khổ cuối): Lời thế gắn bó với Tây Tiến.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.

Câu 2 trang 9 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

+ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

=> Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

Câu 3 trang 10 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.

Trả lời:

* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:

- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng:

+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.

+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu => sự hiểm trở.

+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.

- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc:

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.

+) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.

* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:

- Một số câu thơ dùng toàn tranh trắc hoặc thanh bằng, tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở và cảm giác yên bính.

- Sử dụng các từ láy giàu hình ảnh: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.

- Vần: đa dạng, kết hợp giữa các vần lưng, vần chân, vần cách.

- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.

Câu 4 trang 10 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?

Trả lời:

- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:

+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc.

+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.

+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

- So sánh với đoạn 2:

     Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.

Câu 5 trang 10 SGK Ngữ Văn 10 tập hai: Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về:

a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?

b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca?

Trả lời:

a. Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm về hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Họ đã phải chịu những cơn đau bệnh hoành hành, đối mặt với nhiều khó khăn, gian lao, thử thách, những màn mưa bom bão đàn chỉ đang trực chờ mà lao đến. Tuy nhiên, những khó khăn đấy chỉ càng tô điểm cho nét đẹp anh hùng, dũng cảm, bất khuất của họ mà thôi.

b.

- Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người: là nơi khơi nguồn cảm xúc, làm phong phú hơn cho đời sống tinh thần của con người, là động lực, điểm tựa để con người cố gắng.

- Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong thi ca: là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc; giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình.

Nội dung chính Tây Tiến

Bài thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến. Qua đó thể hiện nỗi nhớ trong lòng tác giả.

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 15, 16 tập 2

Soạn bài Nắng mới

Đánh giá

0

0 đánh giá