Tài liệu tóm tắt Tây Tiến môn Ngữ văn lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Tây Tiến hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Tây Tiến
Bài giảng: Tây Tiến - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 1
Bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) đã nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 2
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 3
Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng, chúng ta nghĩ ngay đến tác phẩm để đời của ông – Tây Tiến. Là một người lính trẻ hào hoa, lãng mạn ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, sống và chiến đấu nơi núi rừng gian khổ nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Có một thời gắn bó sâu đậm với Tây Tiến, với đồng đội, với núi rừng Tây Bắc đã làm cho ông không khỏi bồi hồi, xúc động khi nỗi nhớ về Tây Tiến. Ở 14 câu thơ đầu là nỗi nhớ của Quang Dũng về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và binh đoàn Tây Tiến anh hùng. 8 câu tiếp theo khắc hoạ khung cảnh đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo. Đoạn thơ 8 câu theo là chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát. Đến những câu thơ kết là lời khái quát lại những ngày Tây Tiến, những kỉ niệm không thể nào phai. Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 4
Tây Tiến chính là một bài thơ xuất sắc, đây có thể xem là một kiệt tác của tác giả Quang Dũng, xuất hiện ngay ở trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Bài thơ đã nói lên được nỗi nhớ và niềm tự hào của tác giả Quang Dũng về những người đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc. Thiên nhiên của miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của tác giả Quang Dũng, được cảm nhận với những vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ nhưng cũng thơ mộng, hoang sơ mà lại ấm áp. Hình ảnh của những cô gái, những con người miền Tây lại càng tô đậm thêm chất huyền bí và thơ mộng của núi rừng. Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến rất gian khổ, ốm đau không có đủ thuốc men, tử vong vì sốt rét còn nhiều hơn là do đánh trận. Tuy vậy, họ vẫn luôn sống rất lạc quan và khi chiến đấu thì rất dũng cảm. Vượt lên trên tất cả thử thách khắc nghiệt của chiến tranh ở trong hoàn cảnh sống cực kì gian khổ, họ vẫn luôn giữ được cái cốt hào hoa, thanh lịch, luôn yêu đời và cũng đầy lãng mạn. Trong dàn âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên, cái chết – sự hi sinh của mỗi người lính Tây Tiến không hề bi luỵ mà nó thấm đẫm tinh thần bi tráng. Cái tinh thần mãnh liệt “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) luôn thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm trong cả đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của tất cả người lính Tây Tiến luôn gắn bó máu thịt với những ngày tháng, những nơi mà người lính Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã trở thành thời điểm một đi không trở lại.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 5
Khi rời khỏi đoàn quân Tây Tiến, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết nên bài thơ Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về chiến trường xưa cùng những người đồng đội cũ một thời đã đồng lòng đồng sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Xuyên suốt bài thơ chính là nỗi nhớ rất tự nhiên của nhà thơ về một chiến trường và những đồng đội một thời đánh giặc vô cùng gian khổ mà rất đỗi hào hùng. Nỗi nhớ ấy đã “xâu chuỗi” các ý thơ trong từng đoạn với nhau để thành bài ca Tây Tiến của một thời kỳ lịch sử không thể nào quên: từ nhớ khung cảnh chiến trường rồi nhớ đến những vùng đất đã đi qua đầy kỉ niệm, cuối cùng hội tụ lại trong chân dung người lính Tây Tiến mà hồn các anh vẫn gắn bó mãi mãi với mùa xuân của chiến trường đánh giặc đã đi vào lịch sử của dân tộc.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 6
Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc. Thiên nhiên miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người miền Tây càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn là vì đánh trận. Tuy vậy, họ dẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hoàn cảnh sống cực kì gian khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thành lịch, rất yêu đời và cũng rất lãng mạn. Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên, cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả, đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 7
Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đoàn binh Tây Tiến, về những người lính trẻ chiến đấu trong điều kiện vô cùng gian khổ mà sống lại quan, lãng mạn và vô cùng quả cảm. Nhớ về Tây Tiến trước hết là nhớ rừng nhớ núi, nhớ những chặng đường mà đoàn quân đã đi qua. Bức tranh của núi rừng miền Tây giàu được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên vừa dữ dội hung vĩ, vừa lãng mạn thơ mộng. Người lính Tây Tiến mang dáng dấp hào hoa, dũng cảm với điều kiện sinh hoạt, chiến đấu hết sức gian khổ, tử vong vì bệnh tật nhiều hơn đánh trận. Nhưng những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, những người lính trẻ ấy đã vượt lên khó khăn thử thách, sống lạc quan, lãng mạn với cốt cách hào hoa và chiến đấu thật dũng cảm để bảo vệ quê hương, đất nước.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 8
Thiên nhiên miền Tây hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, với những địa danh đã đi sâu vào nỗi nhớ của đoàn binh Tây Tiến như sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu. Cảnh đẹp và ngừi ở đây cũng rất tình, đó là chút lòng dành cho bộ đội những đặc sản của núi rừng như cơm nếp xôi, như điệu khèn e ấp. Thiên nhiên ở đây cũng rất khắc nghiệt dữ dội với núi tiếp núi, đèo dốc cheo leo, sâu hun hút, cao thăm thẳm. Núi rừng có phần ghê rợ bởi cọp trêu người, thác gầm thét. Hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn trong đêm hội đuốc hoa và tâm hồn lãng mãn mộng mơ về người con gái Hà thành. Người lính Tây Tiến cũng đậm chất bi tráng. Cái bi đến từ những khó khăn gian lao nời rừng thiêng nước độc, bởi sốt rét rừng, bời chặng đường hành quân gian khó, bởi hiểm nguy đến từ phía quân địch thế nhưng họ vẫn giữ vẻ oai hùm, vẫn hiên ngang chiến đấu chằng tiếc đời xanh. Dù có hi sinh nhưng họ vẫn cống hiến và tự hào khi về với đất mẹ. Câu cuối là lời thề gắn bó với Tây Tiến ngay cả có phải hi sinh mất mát đi chăng nữa.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 9
“Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng đã chạm khắc vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long – Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Mở đầu bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ về con người, thiên nhiên miền Tây hùng vĩ trên chặng đường hành quân gian khổ. Tiếp theo nhà thơ nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Cùng với đó hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên một cách anh dũng và mang âm hưởng sử thi. Kết thúc bài thơ là khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến, đó lời thề và lời hẹn ước của chính nhà thơ đối với một thời kỳ gian lao mà hào hùng. Qua bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng đã khắc hoạ nỗi gian khổ trên những con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến, dựng lên được hình tượng vô cùng đẹp đẽ về người lính với hào khí ngất trời trong chiến đấu và nét hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn. Bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 10
Bức tranh về thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc thơ mộng, trữ tình nhưng cũng ẩn chứa những hiểm nguy đáng sợ. Trước vẻ đẹp hùng vĩ của non nước, hình ảnh của người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, với vẻ đẹp hùng tráng và tài hoa lãng tử của người con Hà Thành. Bài thơ Tây Tiến tái hiện một cách chân thực sự tàn khốc của chiến tranh và những gian lao mà người lính phải trải qua trong cuộc kháng chiến. Mặc cho những khó khăn, họ vẫn sống lạc quan và chiến đấu anh dũng.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 11
Bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và thơ mộng. Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến. Trong nỗi nhớ da diết của tác giả, đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng. Cùng với đó là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng. Tiếp theo là ý thơ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ. Đoạn kết là lời tâm tình khi tác giả phải xa đơn vị, gửi lòng mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. “Tây Tiến” đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 12
Có những bài thơ đã đi theo thời gian, ghi lại những ngày tháng đầy gian khổ và hào hùng của dân tộc, với những nhân vật bình dị và vô danh, nhưng cống hiến cho đất nước, dân tộc. Tây Tiến của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ hào hùng đó. Qua Tây Tiến, chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh hùng vĩ của cuộc kháng chiến chống Pháp mà còn là cuộc chiến tranh gian khổ, với nhiều mất mát và hi sinh, nhưng cũng là nơi tình đoàn kết và vẻ đẹp của người lính được bừng sáng nhất. Những người lính Tây Tiến trong bài thơ của Quang Dũng là những chiến sĩ trẻ trung và gan dạ nhất, với tinh thần yêu nước và lãng mạn.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 13
Thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng còn ẩn sau đó là những vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng ấy người lính Tây Tiến của Quang Dũng đã hiện lên như một tượng đài bất diệt, còn mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện sự chân thực lại với sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà con người lính phải trải qua trên những chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ phải lùi bước trước những khó khăn thử thách và những người lính vĩ đại ấy vẫn còn sống lạc quan yêu đời và còn chiến đấu anh dũng kiên cường.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 14
Bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa nên hình ảnh của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng nó cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó chính là hình ảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và cũng thơ mộng. Mạch cảm xúc của bài thơ được bắt đầu từ nỗi nhớ, tiếp theo đó là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến, kết thúc đó là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình cùng với Tây Tiến.
Trong nỗi nhớ da diết của chính tác giả, đoàn quân Tây Tiến đã hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên miền Tây thơ mộng, hùng vĩ và dữ dội. Cùng với đó chính là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng với núi rừng. Tiếp theo đó là ý thơ khắc họa được chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của những người lính. Đoạn kết là lời tâm tình khi mà tác giả phải xa đơn vị, gửi lòng mãi mãi sẽ gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
“Tây Tiến” đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người lính cách mạng ở trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân Pháp xâm lược. Đó chính là bức tượng đài đã làm cho rất nhiều chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những năm tháng gian khổ ấy sẽ luôn bất tử cùng thời gian.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 15
Chiến tranh, người lính là chủ đề lớn trong thơ cách mạng, đã ghi lại mỗi giai đoạn và bước tiến của lịch sử. Văn học đã hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình, không chỉ tái hiện không khí quyết chiến mà còn tạo ra những hình ảnh sống động và tuyệt vời về người lính. Hình ảnh người lính không chỉ là những người nông dân nghèo có niềm tin cao độ vào lý tưởng giải phóng dân tộc trong bài 'Đồng chí' của Chính Hữu, mà còn là những người lính lái xe lạc quan yêu đời và không coi trọng gian khổ trong bài thơ về tiểu đội xe không kính. Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã tạo ra một bức tượng đài lộng lẫy và mới mẻ về con người của những người lính: mạnh mẽ, dũng cảm trong trận chiến nhưng cũng rất lãng mạn và hào hoa trong tinh thần sống.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 16
Quang Dũng chính là một người nghệ sĩ đa tài, viết văn, làm thơ vẽ tranh và soạn nhạc. Tác giả Quang Dũng còn là một nhà thơ điển hình trong chùm thơ chiến sĩ với 1 tâm hồn thơ rất tài hoa, phóng khoáng và hồn hậu. Với những lời thơ mang tính hào hùng và lãng mạn, những sáng tác của ông đã để lại 1 âm vang trong lòng của rất nhiều độc giả cho đến tận ngày hôm nay. Và tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng chính là 1 trong những tác phẩm hào hùng và lãng mạn đó. Đoàn quân Tây Tiến đây là một binh đoàn với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào, chiến đấu làm tiêu hao đi sinh lực địch. Tuy nhiên, những người lính khi ở tại nơi rừng thiêng nước độc ấy, họ vẫn thản nhiên đối mặt với biết bao vất vả, cực nhọc, trong mỗi người lính không hề mất đi khí chất của những người anh hùng, sự hào hoa lãng mạn trong con người của họ.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 17
Quang Dũng, một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến. Những trải nghiệm sống và chiến đấu khắc sâu vào tâm hồn của ông, để lại những kí ức không bao giờ phai mờ. Cuộc sống của người lính cũng là nguồn cảm hứng quan trọng cho sự sáng tác thơ của Quang Dũng. 'Tây Tiến' là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, tái hiện không chỉ không khí kháng chiến mà còn tạo ra hình ảnh đầy ấn tượng về người lính và những vẻ đẹp cần được trân trọng.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 18
Thiên nhiên núi rừng ở Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng còn ẩn sau đó chính là những vẻ hoang sơ với đầy rất nhiều hiểm nguy đang rình rập. Trước những cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến ấy đã hiện lên như một tượng đài bất diệt, nó mang vẻ đẹp vừa hùng tráng nhưng không kém phần tài hoa lãng tử của người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện lên chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà mỗi người lính phải trải qua khi đi trên những chặng đường kháng chiến. Thế nhưng đứng trước những khó khăn, thử thách họ chưa bao giờ họ lùi bước trước và chính những người lính vĩ đại ấy vẫn luôn sống lạc quan yêu đời và cũng chiến đấu anh dũng – kiên cường.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 19
Quang Dũng, một nghệ sĩ đa tài, làm văn, vẽ tranh, làm thơ và soạn nhạc. Ông là một nhà thơ tiêu biểu trong dòng thơ của chiến sĩ, với tâm hồn thơ rộng lớn, tình cảm và tài năng. Tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn trong lòng độc giả. 'Tây Tiến' của Quang Dũng là một trong những tác phẩm hào hùng và lãng mạn. 'Tây Tiến' không chỉ là một tên và một đơn vị quân đội có nhiệm vụ cao cả bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm cho địch tiêu hao sức lực. Những người lính, đa phần là những chàng trai Hà Thành, trong đó có Quang Dũng, vẫn thản nhiên đối mặt với những khó khăn, vất vả mà không mất đi phẩm chất anh hùng, lãng mạn trong tinh thần của họ.
Tóm tắt bài Tây Tiến - Mẫu 1
Chiến tranh và người lính chính là nguồn đề tài lớn với thơ ca cách mạng, đã ghi dấu được từng chặng đường và những bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành được rất tốtt về sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện lại được bầu không khí chiến đấu ác liệt trong cuộc chiến mà còn dựng lên được những bức chân dung cực kì sống động và đẹp nhất, tuyệt vời nhất về hình tượng người lính. Đó cũng chính là hình tượng của những người lính xuất thân từ những nông dân nghèo nhưng lại mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng ở trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và đó cũng là hình ảnh người lính lái xe luôn lạc quan yêu đời và coi thường mọi gian khổ được khắc họa trong bài thơ tiểu đội xe không kính. Ngỡ như những hình ảnh về người lính đó đã vô cùng quen thuộc ấy vậy mà tác giả Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến đã mang đến cho người đọc một bức tượng đài về người lính đầy tráng lệ và đầy những sự mới mẻ về con người của những người lính Tây Tiến đó là: kiên cường, quả cảm khi chiến đấu nhưng có sự lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần của mỗi người lính.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tiểu sử - Cuộc đời
- Quang Dũng (1921 - 1988)
- Tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
Sự nghiệp sáng tác
a. Phong cách sáng tác
- Một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
b. Tác phẩm chính
- Mây đầu ô (thơ, 1986)
- Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)
2. Tác phẩm
Thể loại: Thể thơ 7 chữ
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Quang Dũng viết bài thơ này khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.
- Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + Tự sự
Bố cục tác phẩm Tây Tiến
4 phần
- Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
- Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.
- Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
- Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.
Giá trị nội dung tác phẩm Tây Tiến
- Tái hiện lại một thời kì kháng chiến anh hùng. Hình ảnh người lính Tây Tiến bi tráng, lãng mạn trên nền thiên nhiên miền Tây vừa dữ dội, hiểm nguy, vừa thơ mộng, trữ tình.
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tây Tiến
- Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, cách sử dụng ngôn từ , hình ảnh thơ độc đáo