Với giải Câu hỏi trang 114 Địa Lí lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi
Câu hỏi trang 114 Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy
- Xác định các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi.
- Nêu tên các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2.1 (Địa hình và khoáng sản) và dựa vào hình 9.2.
Trả lời:
- Các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi:
+ Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN. Đông Phi.
+ Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các dãy núi: D. At-lat, D. Đrê-ken-bec.
- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng:
+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.
+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.
+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.
Lý thuyết Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi
- Có dạng khối “ mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bản đảo lớn, diện tích khoảng 30,3 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba trên thế giới
- Phần lục địa kéo dài từ khoảng 37°20’B đến 34°52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.
- Ba mặt được bao bọc bởi các biển, đại dương, tiếp giáp lục địa Âu-Á qua biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, hai biển này được nối với nhau qua kênh đào Xuy-ê.
Bản đồ tự nhiên châu Phi
Xem thêm lời giải Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á
Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi
Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên