Với giải Vận dụng 2 trang 91 Địa Lí lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 1: Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu
Vận dụng 2 trang 91 Địa lí 7: Hãy thu thập thông tin về một trong các con sông lớn của châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: mạng Internet, các bài báo, thời sự….
Trả lời:
(Em chọn 1 trong 3 con sông để ghi vào bài, không cần ghi tất cả)
- Sông Von-ga dài 3690 km. Đây là con sông dài nhất và nhiều nước nhất châu Âu, bắt nguồn từ vùng đồi Van-đai và đổ vào hồ Ca-xpi.
- Sông Đa-nuýp có chiều dài 2850 km. Đây là con sông dài thứ hai ở châu Âu. Sông Đa-nuýp bắt nguồn từ sườn đông dãy núi Rừng Đen và đổ vào Biển Đen.
- Sông Rai – nơ dài 1320 km, bắt nguồn từ hồ trên dãy An-pơ thuộc Thụy Sỹ và đổ vào Biển Bắc.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Khí hậu ôn đới lục địa ở châu Âu thường tập trung ở đâu?
A. Phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.
B. Các đảo và vùng ven biển phía tây.
C. Khu vực Đông Âu.
D. Phía nam châu lục
Đáp án: C
Giải thích:
- Khu vực Đông Âu do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới đã giảm nên có kiểu khí hậu ôn đới lục địa khô và lạnh, mưa ít (SGK trang 89).
Câu 2. Lãnh thổ của châu Âu nằm ở đâu?
A. Phía tây lục địa Âu-Á
B. Nằm hoàn toàn bán cầu Tây.
C. Nằm hoàn toàn bán cầu Nam.
D. Phía đông lục địa Âu - Á.
Đáp án: A
Giải thích:
- Châu Âu là châu lục ở phía tây của lục địa Á - Âu (SGK trang 87).
Câu 3. Các dạng địa hình núi trẻ ở châu Âu thường phân bố ở đâu?
A. phía Bắc
B. Phía Nam
C. phía Tây
D. phía Đông
Đáp án: B
Giải thích:
- Khu vực núi trẻ tập trung ở phía nam khu vực (SGK trang 88)
Xem thêm lời giải Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu
Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Bài 4: Khái quát về liên minh châu Âu
Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của châu Á