Lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 3 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Video giải Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - Cánh diều
Vấn đề bảo vệ môi trường nước
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Vấn đề bảo vệ môi trường nước) và quan sát hình 3.1.
Trả lời:
Vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:
- Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…
- Các giải pháp để cải tạo và bảo vệ nguồn nước:
+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.
+ Nâng cao nhận thức của người dân.
+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển..
+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…
+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Vấn đề bảo vệ môi trường không khí
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Vấn đề bảo vệ môi trường không khí) và quan sát hình 3.2.
Trả lời:
Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
- Vì là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí.
- Nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí => môi trường không khí đã được cải thiện.
- Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…
Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng) và quan sát hình 3.3, hình 3.4.
Trả lời:
Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu:
- Vai trò của rừng ở châu Âu: Vai trò quan trọng đối với môi trường, sự phát triển kinh tế, có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.
- Hiện trạng rừng:
+ Toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất có rừng bao phủ.
+ Biến đổi khí hậu và nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia => suy giảm diện tích rừng tự nhiên.
- Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững:
+ Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.
+ Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.
+ Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 97 Địa lí 7: Hãy lựa chọn một trong những nhiệm vụ học tập sau
- Cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
- Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích như thế nào cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí?
- Châu Âu đã đưa ra những biện pháp nào để bảo vệ rừng?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về vấn đề bảo vệ môi trường nước, không khí và vấn đề phát triển rừng để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
(Em có thể chọn 1 trong 3 nhiệm vụ để ghi vào vở, không cần ghi tất cả)
1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu
- Nguyên nhân gây ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…
- Giải pháp bảo vệ môi trường nước:
+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.
+ Nâng cao nhận thức của người dân.
+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển.
+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…
+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
2. Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí
- Hạn chế phát thải khí nhà kính.
- Cải thiện chất lượng không khí.
- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…
3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở châu Âu
- Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.
- Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.
- Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết của bản thân và tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Internet, sách, báo,...
Trả lời:
Ví dụ: Vấn đề bảo vệ môi trường không khí tại Hà Nội
* Nguyên nhân
- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông,...
- Hoạt động nông nghiệp (lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây nên sự ô nhiễm đất và phát thải oxit nitơ (NO). Thói quen đốt phụ phẩm, rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch diễn ra khắp nơi gây phát thải khi cacbonic (CO2) vào môi trường).
- Sử dụng bếp than tổ ong gây nên hiện tượng bụi mịn, sương mù thường xuyên thấy vào mỗi buổi sáng ở những khu tập thể cũ, thậm chí ngay tại trung tâm phố cổ.
* Hiện trạng
- Hà Nội là một trong những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.
- Chất lượng không khí trong văn phòng và các tòa nhà cao ốc đang sụt giảm nghiêm trọng. Chất ô nhiễm cao hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời,.
* Giải pháp
- Xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi.
- Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại.
- Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường,...
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
I. Vấn đề bảo vệ môi trường nước
- Môi trường nước chịu tác động của các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hang ngày của người dân,…
- Để cải tạo, bảo vệ nguồn nước các quốc gia châu Âu đã có giải pháp:
+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
+ Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
+ Nâng cao ý thức của người dân
+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sồn và các vùng biển
+ Thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch.
+ Năm 2019, thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Hình 3.1. Một đoạn sông Rai-nơ chảy qua thị trấn Xanh Gô-hau-xen (Đức)
II. Vấn đề bảo vệ môi trường không khí
- Sự phát triển của cộng nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, thải ra một lượng lớn khí thải làm cho môi trường không khí nhiều quốc gia bị ô nhiễm
- Các quốc gia đã áp dụng các giải pháp:
+ Cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí,
+ Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo
+ Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than, khí đốt…
Năng lượng mặt trời
III. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng
- Trên toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất được bao phủ bởi rừng.
- Biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu như gây cháy rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và khả năng phát triển của cây rừng.
- Với mục tiêu mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng, tất cả các quốc gia châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng trong đó có điều luật cấm phá rừng, các khu vực rừng sau khi khai thác phải được tái sinh và tròng rừng mới theo kế hoạch.
- Năm 2015, Liên minh châu Âu đã đưa ra” Chiến lược rừng”. Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ: quy định các vùng được khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ.
Hình 3.3 Biểu đồ tổng diện tích và độ che phủ rừng của châu Âu giai đoạn 1990-2019
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Bài 4: Khái quát về liên minh châu Âu
Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của châu Á