TOP 20 bài Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận 2024 SIÊU HAY

8.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận

TOP 20 bài Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên.

Dàn ý Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ

2. Thân bài

Phân tích theo khổ:

- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ

+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân

+ Màu hoa mận cũng là màu của tuối thơ

+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi

- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”

+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng

+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về

+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân

- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”

+ Mùa hoa mận là của hiện tại

+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn

+ Mùa hoa mận là vòng lặp

+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm

3. Kết bài

Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 1

Khi đến với vùng rừng núi Tây Bắc, ta bắt gặp hình ảnh trong trắng của hoa mơ, hoa mận. Đó không chỉ là tín hiệu của mùa xuân mà còn là tín hiệu của quê hương. Với những người con xa quê, khi nhìn thấy sắc trắng của hoa mơ hoa mận cũng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến. Bài thơ mùa hoa mận được tác giả Chu Thủy Liên sáng tác năm 2007 đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc về quê hương buôn làng của những con người đi xa.

 Bài thơ với ba khổ thơ nhưng mỗi khổ thơ đã bắt đầu bằng hình ảnh hoa mận nở trắng muốt Cành mận bung cánh mướt. Với sắc trắng tinh khôi của hoa mận nở khắp vùng trời Tây Bắc, dường như là tín hiệu của mùa xuân và cũng từ đây nó chính là cái cớ để nhà thơ tuôn trào những cảm xúc về quê hương mình. Dưới tán mận, dưới sắc trắng tinh khôi của hoa mận, đó là toàn bộ những hoạt động bình dị của người dân hiện ra thân thương

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ 

Có lẽ khi xuân về, niềm vui háo hức nhất có lẽ là lũ trẻ nhỏ. Chúng rộn ràng sung sướng vì được mặc áo mới. Được chơi những trò chơi dân gian, con trai thì háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo. Niềm vui ấy như lan tỏa sang không khí xung quanh, các từ láy "háo hức", "rộn ràng" giúp cho ý thơ tươi vui rộn rã. Ta như thấy được nụ cười trong trẻo của lũ trẻ và dường như những cành mận cũng vui với lũ trẻ chứng kiến biết bao ước mơ theo con đường trưởng thành của chúng.

Cành mận bung cánh mướt 

Giục mẹ xôn xang lá gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ 

Giục người già bản hối hả làm đu

Không khí sinh hoạt thật vui tươi, nhộn nhịp, tất bật và khẩn trương. Dưới tán mận mẹ vội vàng rửa lá, ngâm gạo để chuẩn bị thổi xôi, làm bánh dâng tổ tiên mong cho một vụ nổ ấm no. Cha đi căng cánh nỏ, người già hối hả làm đu để chuẩn bị cho những trò chơi dân gian vào năm mới. Động từ giục xuất hiện liên tiếp ở ba dòng thơ gợi một không gian khẩn trương, rộn rã, tưng bừng cả buôn làng. Từ già đến trẻ đều háo hức phấn khởi chờ đón một mùa xuân mới.

Cành mận bung trắng muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

Trong những ngôi nhà truyền thống của người dân tộc, mùi hương lúa nếp tỏa ra thơm lừng dân làng thổi xôi làm cơm, ủ men ,Thịt lợn, làm bánh. Căn bếp tràn ngập không khí ánh lửa bập bùng. Không khí thật ấm cúng, hạnh phúc làm sao. Tác giả đã thật tinh tế khi viết giục lửa hồng nở hoa trong bếp giúp chúng ta cảm nhận được hương vị của mùa xuân đã lan tỏa khắp các ngõ ngách của buôn làng. Với màu trắng của hoa mận cánh trắng tinh khôi sắc trắng và trùm cả cưỡng con đường trên suối, bàn làng, làm cho quê hương tươi đẹp hơn. Chính màu sắc ấy cũng dấy lên trong lòng những người xa quê cảm xúc bồi hồi, nhớ thương da diết. Ai đi xa chẳng mong nhớ về, nhất là khi năm mới đến, con người ta lại càng da diết nỗi nhớ quê hương hơn. Hoa mận chính là sự hoài niệm và cũng là tín hiệu dẫn lối con người ta trở về với quê hương, nơi ta sinh ra và gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ.

Với thể thơ năm chữ không gieo vần, không nặng nề về hình thức, mạch của cảm xúc của nhà thơ chi phối đến mạch chung của bài thơ. Với những nét vẽ tinh tế, nhà thơ đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp cùng không khí rộn ràng cùng quê hương vào những ngày năm mới.

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 2

Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thúy Liên được viết vào tháng chạp năm 2016. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của những người con xa xứ

Cành mận bung cánh trắng muốt

 Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng bước mơ con trẻ

Mở đầu bài thơ chính là hình ảnh cành mận bung cánh trắng muốt, báo hiệu mùa xuân về với hết bao điều mới mẻ, góp mặt trắng tinh làm rực rỡ cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng. Đó chính là lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo. Với tâm thế háo hức rộn ràng cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây. Nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ.

Cành mận bung cánh trắng muốt

 Giục mẹ xôn xang lá gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

Không chỉ vậy dưới cành mận trắng ấy còn là bức tranh sinh hoạt rộn ràng tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những khởi đầu tốt lành. Mẹ làm bánh và người già làm những trò chơi dân gian. Có thể thấy cành mận đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây. Nó ẩn chứa bao niềm vui nỗi buồn gắn bó với bán làng trong suốt những năm tháng.

Cành mận bung cánh trắng muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

Hình ảnh cành mận bung cánh muốt được lặp lại ba lần nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động đồng thời báo hiệu một mùa xuân đã về trên bản làng trong ngôi nhà truyền thống nhà trình tường ấy mùi nếp, tỏa ra khắp căn phòng. Dưới ánh lửa hồng khiến căm chả nhà ấy trở nên cầm cố để rồi khi đi xa những người con xa xứ luôn nhớ về quê hương của những thứ mộc mạc gần gũi và thân quen. Đặc biệt khi vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân đến gấp bội, gợi nhớ về những ký ức xa xưa. Hoa mận như sợi dây kết nối họ trở về với những hoài niệm với các hoạt động hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả trốn sang mang cho mình sự háo hức.

Qua tác phẩm ta như được hòa mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc, với tất cả vẻ đẹp bình yên. Với ngọn bút tinh tế tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bài đọc vẻ đẹp của Tây Bắc và mùa xuân với màu trắng của hoa mận, hoa cùng với hoạt động rộn ràng hối hả của dân làng.

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 3

Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" tỏa ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

Qua bài thơ trên, ta như được hòa mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

TOP 20 bài Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 4

Nếu phải tìm một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm và cảm xúc của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. Và nhà thơ Chu Thùy Liên đã để tác phẩm Mùa Hoa Mận của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học. 

Mùa xuân, sự khởi đầu của vạn vật sinh sôi. Xuân của đất trời, xuân của con người. Xuất hiện như là dấu hiệu báo trước mùa xuân, ta đã quen với sắc hồng thắm của hoa đào, vàng tươi của hoa mai. Mùa xuân tây bắc say đắm lòng người bởi trùng trùng thung lũng núi, bát ngát mây trời, bồng bềnh sương khói và đặc biệt là muôn vàn loài ha đua nhau khoe sắc, tạo thành những rừng hoa, đồi hoa bạt ngàn.

Nổi bật nhất, ấn tượng nhất có lẽ là những cánh rừng hoa mận, sắc trắng của loài hoa này như bừng sáng cả không gian núi đồi. khung cảnh ấy đã đi vào dòng thơ của Chu Thùy Liên tạo nên những giai điệu tràn đầy cảm xúc. 

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

Mùa xuân ở Tây Bắc cuốn hút với khói mờ sương tỏa, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ… Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm cam đến lạ.

Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ. Tết của mỗi dân tộc mang những đặc trưng khác nhau nhưng tựu chung lại tết là dịp gia đình sum vầy bên nhau, cùng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu mong một năm mới hạnh phúc, một tươi sáng.

Tết vùng cao thêm vui tươi, rộn rã với những điệu múa, lời ca như há ví, mo, múa Lạp Lì Lò Sất Sảy, múa khèn, …và những trò chơi dân gian đặc sắc như chơi cù, ném pao, bắn nỏ….Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới.

Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi.

Cành mận trở thành một biểu tượng gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mội dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả khung cảnh như trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa xứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.

Ẩn mình sau những cánh hoa trắng muốt là cả một nỗi nối nhớ dai dẳng, người đi xa nhớ lối trở về – tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương. Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu. Chỉ những ai xa quê mới biết cái nhớ da diết những thứ bình dị ấy đến nhường nào.

Đôi khi chỉ là những hình ảnh, những mảnh khóe kí ức chợt vụt lên trong tâm trí cũng đủ để con người ta thao thức suốt mấy đêm liền. Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Lúc này ta mới thấm thía cái mùi khói trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt: 

 “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Những sự vật hiện hình bên ta, từ những thứ thật nhỏ bé nhưng khi xa nó xa cái nơi ta gọi là nhà là quê hương là chốn để trở về…. thật nhớ nhung làm sao.

Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng. 

Các từ láy: rộn ràng, háo hức, xôn xang, hối hả. Điệp từ: Cành mận bung cánh muốt; giục, lũ con. Biện pháp nhân hóa: Cành mận bung cánh trắng muốt/ Giục mẹ xôn xang lá, gạo/ Giục cha vui lòng căng cánh nỏ/ Giục người già bán hối hả làm đu/ Bóng bay nâng ước mơ con, giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn. Như những gam màu đầy rực rỡ, sức sống tô điểm thêm cho bức tranh Tây Bắc thêm sinh động. 

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

Cành hoa mận e ấp mình chớm nở trong sương lạnh của mùa xuân thật lung linh và tinh khiết. Sắc trắng tinh khôi hòa mình trong màu tươi xanh của núi rừng. Nhà trình tường là công trình kiến trúc rất phổ biến ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Đây là những ngôi nhà được xây dựng bằng đất. là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người dân nơi đây. Trong ngôi nhà truyền thống “nhà trình tường ấy”, mùi “nếp” toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Ta đã bắt gặp ánh lửa “Hồng” trong bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh:

“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 5

Mùa hoa mận là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Chu Thùy Liên. Bài thơ là nỗi lòng của "người đi xa" về những nối nhớ da diết cùng với hình ảnh gần gũi, quen thuộc của quê hương mình. Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho ta thấy một khung cảnh mùa hoa mận dưới cái nhìn đầy sự tinh tế:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ.

Cảnh "cành mận bung cánh muốt" đã báo hiệu rằng mùa xuân đã về cùng với nhiều điều mới mẻ làm bừng sáng khắp khung trời nơi đây. Dưới cành mận ấy, chúng ta lại thấy những hình ảnh vô cùng gần gũi, quen thuộc, đó là hình ảnh "lũ con trai háo hức chơi cù, lũ con gái rộng ràng khăn áo". Cùng với tâm thế rộn ràng, vui tươi ấy, cành mận cũng được gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ nơi đây, nó theo suốt quá trình trưởng thành và chứa đựng những ước mơ nhỏ bé của con trẻ. Tiếp nối về khung cảnh sinh hoạt của dân làng, ta lại thấy nơi đây đầy sự rộn ràng, tấp nập, nhộn nhịp:Cành mận bung cánh muốtGiục mẹ xôn xang lá, gạoGiục cha vui lòng căng cánh nỏGiục người già bản hối hả làm đuMọi người nơi đây đều đang chuẩn bị để đón một mùa xuân cùng với những điều tốt lành. Hình ảnh người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha thì "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Tất cả đã hiện lên không khí của mùa xuân, chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.Và rồi, một lần nữa, tác giả sử dụng điệp ngữ lại lần thứ ba với câu thơ "Cành mận bung cánh muốt". Nó như nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của mùa hoa mận cùng với cảnh vật, con người nơi đây, tạo nên một khung cảnh hết sức nên thơ:Cành mận bung cánh muốtNhà trình tường ủ hương nếpGiục lửa hồng nở hoa trong bếpCho người đi xa nhớ lối trở vềTrong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" lan toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên gần gũi, ấm cúng hơn. Để rồi khi "người đi xa", họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.Nhờ những hình ảnh được miêu tả tinh tế dưới ngòi bút của nhà văn Chu Thùy Liên, em như hình dung ra mình đang lạc vào khung cảnh đẹp đẽ ấy với tất cả sự bình yên đến lạ. Qua đó, ta cũng thấy được vẻ đẹp của miền núi Tây Bắc, tất cả được gói gọn trong ba khổ thơ, đã lột tả được bức tranh nên thơ ấy. Để rồi dù ta có đi xa đến đâu thì lòng ta thì mãi luôn nhớ về quê hương, nơi chăn rau cắt rốn của mình với những điều rất đỗi giản dị, nhưng lại chan chứa nhiều kỉ niệm đau đáu.

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 6

Với người dân vùng núi Tây Bắc sắc trắng của hoa mơ, hoa mận không chỉ là tín hiệu của mùa xuân mà còn là tín hiệu của quê hương. Với những người xa quê chỉ nhìn thấy sắc trắng hoa mơ, hoa mận qua hình ảnh trên tivi, báo đài thôi cũng thấy xao xuyến và bồi hồi khó tả. Bài thơ “Mùa hoa mận” được tác giả Chu Thuỳ Liên sáng tác đúng tháng chạp năm 2007 đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc về quê hương, buôn làng của những người đi xa thông qua sắc trắng quen thuộc đó.

Bài thơ có ba khổ thơ, mỗi khổ thơ đều bắt đầu bằng hình ảnh hoa mận nở trắng muốt “cành mận bung cánh muốt”, sắc trắng tinh khôi của hoa mận nở khắp vùng trời Tây Bắc dường như chính là tín hiệu của mùa xuân. Và cũng từ đây nó là cái cớ để nhà thơ tuôn trào những cảm xúc về quê hương mình. Dưới tán mận, dưới sắc trắng tinh khôi của hoa mận, toàn bộ sinh hoạt bình dị của dân làng hiện ra, thân thương mà thiêng liêng làm sao:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

Vui nhất và háo hứa nhất khi xuân về chính là lũ trẻ nhỏ. Chúng rộn ràng, sung sướng vì được mặc áo mới, được chơi những trò chơi dân gian mà không sợ cha mẹ mắng. Con trai thì “háo hức chơi cù”, “con gái thì rộn ràng khăn áo”... niềm vui ấy như lan toả sang cả không khí xung quanh. Các từ láy “háo hức”, “rộn ràng” khiến ý thơ tươi vui, rộn rã, dường như ta thấy được nụ cười trong trẻo của lũ trẻ. Dường như cành mận cũng đã cùng vui với lũ trẻ, chứng kiến bao ước mơ và theo con đường trưởng thành của chúng.

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

Không khí thật nhộn nhịp, tất bật và khẩn trương. Dưới tán mận mẹ vội vàng rửa lá, ngâm gạo để chuẩn bị thổi xôi, làm bánh cúng tổ tiên, mong mỏi một vụ mùa no ấm. Cha đi căng cánh nỏ, người già hối hả làm đu, để chuẩn bị cho những trò chơi dân gian vào năm mới. Động từ “giục” xuất hiện liên tiếp ở ba dòng thơ “giục mẹ”, “giục cha”, “giục người già”... tất cả gợi một không khí thật khẩn trương, rộn rã, tưng bừng. Cả buôn làng từ già đến trẻ đều đang háo hức, phấn khởi chờ đón một mùa xuân mới về.

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

Trong những ngôi nhà truyền thống mùi hương nếp tỏa ra thơm lừng. Dân làng thổi xôi, làm cơm rượu nếp, ủ men lá, thịt lợn, làm bánh… căn bếp không khi nào hết ánh lửa bập bùng. Không khí thật ấm cúng, hạnh phúc làm sao. Tác giả thật tinh tế khi viết “giục lửa hồng nở hoa trong bếp”, khiến chúng ta cảm nhận được hương vị của mùa xuân đã lan tỏa khắp các ngõ ngách của buôn làng. 

Màu trắng của hoa mận, cánh trắng tinh khôi, sắc trắng bao trùm cả những con đường, ven suối, bản làng làm cho quê hương đẹp hơn. Chính màu sắc ấy cũng dấy lên trong lòng những người xa quê cảm xúc bồi hồi, nhớ thương da diết. Ai đi xa chẳng mong trở về, nhất là khi năm mới đến, con người ta lại càng da diết với nỗi nhớ quê hương hơn. Hoa mận như là hoài niệm, như là tín hiệu dẫn lối con người ta trở về với quê hương, nơi ta sinh ra và gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ.

 Bài thơ có ba khổ, viết theo thể thơ 5 chữ, không gieo vần, không nặng nề về hình thức. Mạch cảm xúc của nhà thơ chi phối đến mạch chung của bài thơ. Bằng những nét vẽ tinh tế nhà thơ đã giúp bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp cùng không khí rộn ràng của quê hương vào những ngày xuân sang. Qua đó dấy lên trong lòng mỗi người tình yêu tha thiết với nơi chôn nhau cắt rốn.

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 7

Mùa hoa mận là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Chu Thuỳ Liên. Bài thơ là nỗi lòng của người đi xa viết về những nỗi nhớ da diết cùng với những hình ảnh gần gũi quen thuộc của quê hương.

Mở đầu bài thơ tác giả cho thấy một khung cảnh hoa mận  giữa cái nhìn đầy sự tinh tế

Cành mận bung cánh trắng muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng bước mơ con trẻ

Hình ảnh cành mận bung trắng muốt là khung cảnh  báo hiệu mùa xuân đã về cùng với nhiều điều mới mẻ, làm bừng sáng khắp khung trời. Dưới cảnh vật ấy chúng ta lại thấy những hình ảnh vô cùng gần gũi quen thuộc. Đó là hình ảnh lũ con trai háo hức chơi cù, lũ con cái rộn ràng khăn áo với tâm thế rộn ràng, vui tươi ấy. Cành mận cũng được gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ nơi đây. Nó đã đồng hành suốt quá trình trưởng thành và chứa đựng bao ước mơ nhỏ bé của con trẻ

Tới khổ thơ thứ hai ta thấy được khung cảnh sinh hoạt những nếp sống của dân làng, sự tấp nập nhộn nhịp

Cành mận bung cánh trắng muốt

Giục mẹ xôn xang lá gạo

Giục cha vui lòng căng cánh đỏ rực

Người già  bản hối hả làm đúng

Mọi người nơi đây đều đang chuẩn bị để đón một mùa xuân. Nó như làm nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của mùa hoa mận, cùng với cảnh vật, con người đó đây tạo nên một khúc ca hết sức ngây thơ. Ở khổ thơ thứ ba là những hình ảnh đặc trưng mà người đi xa luôn nhớ về quê hương của mình Với sự mộc mạc, giản dị, thân quen/ Đặc biệt là vào mùa xuân hoa mận đã khiến cho nỗi niềm quê hương ấy ngày càng dâng cao.

 Đọc xong bài thơ ta như thấy được khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân thật đẹp, thật rực rỡ có hình ảnh của hoa mận.

Phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận - Mẫu 8

Chu Thùy Liên là một hồn thơ đẹp, những tác phẩm của ông được đánh gia cao và còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ ngành văn hóa. Mùa hoa mận là một trong những tác phẩm tiêu biểu về vẻ đẹp của thiên nhiên, được in trong tập Thuyền đuôi én. Bài thơ là nỗi lòng của một người xa quê, nỗi nhớ quê hương da diết. Bài thơ được Chu Thùy Liên dùng những tình cảm tha thiết nhất của một người con xa quê khi viết về quê hương của mình.

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

Ngay trong khổ thơ đầu tiên, cành mận đã là một điểm nhấn quan trọng. Màu trắng của hoa mận bung nở giữa bức tranh chính là lời báo hiệu mùa xuân đã về. Xuân tới, khung cảnh đặc trưng trên những bản làng dân tộc chính là cánh rừng trắng muốt của hoa mận. Hình ảnh này cũng được tác giả đưa vào để làm một dấu hiệu để biết mùa xuân đã tới. Dưới những tán mận rợp trời, hình ảnh nam thanh nữ tú sửa soạn đi chơi vô cùng rộn ràng. Đó đều là những khung cảnh vô cùng quen thuộc với tác giả, với những đứa trẻ vùng cao. Nó theo giấc mơ của những đứa trẻ qua thời gian để trưởng thành, chứng kiến những con người thành tài.

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

Vẫn mở đầu bằng hình ảnh cánh hoa mận bung nở trắng đầy trời, bên dưới tán cây lại thay bằng hình ảnh sinh hoạt của thôn làng nơi đây. Cảnh sinh hoạt ấy vô cùng tấp nập, rộn ràng, hòa theo không khí mùa xuân mọi người chuẩn bị để đón một cái Tết mới. Những phong tục trong ngày Tết của những người dân bản. Người mẹ bận bịu bên lá, gạo làm bánh. Cha căng cánh nỏ để chuẩn bị cho cuộc đi săn. Những người già hối hả làm xích đu để trẻ em, mọi người vui chơi. Đây đều là những hình ảnh gần gũi và quen thuộc vào mùa xuân, khung cảnh mà tác giả cảm thấy thân thuộc. Dịp lễ Tết luôn là thời gian nhộn nhịp và vui vẻ nhất trong năm, đó cũng chính là những hình ảnh tác giả ghi nhớ sau nhiều năm xa quê của mình.

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

Ở khổ thơ cuối cùng, một lần nữa cánh hoa mận bung nở trắng rừng lại được tác giả nhắc đến. Trong bài thơ, nó đã được điệp lại 3 lần, đều là hình ảnh mở đầu cho một bức tranh bên dưới. Đó cũng được coi là hình ảnh quan trọng nhất trong bức tranh xuân, là hình ảnh gợi nhớ về quê hương của tác giả. Trong ngôi nhà nhỏ, mùi hương nếp ấy chính là mùi hương của bánh ngày Tết. Những nồi bánh bên lửa hồng, bốc hơi nghi ngút cũng là một trong những hình ảnh gần gũi trong dịp Tết. Không chỉ riêng một hay hai nơi, mà là cả trên đất nước Việt Nam. Tất cả những hình ảnh ấy đều như lời thúc giục nhưng người con xa quê trở về. Có thể là màu hoa trắng muốt, có thể là hương thơm thanh mát dịu dàng, tất cả chúng như lòi nhắc nhở, lời chỉ dẫn những người con xa quê trở về.

Chu Thùy Liên đã rất sáng tạo và tinh tế khi lồng ghép hình ảnh hoa mận trắng muốt vào bài thơ. Sự kết hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên và cảnh sinh hoạt náo nhiệt của con người dịp xuân về đã khiến cho bài thơ trở nên vô cùng uyển chuyển, xinh đẹp. Đó là một bức tranh Tây Bắc vào mùa xuân làm cho những người xa quê hương lưu luyến, cũng khiến cho những người đọc da diết khôn nguôi.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá