Với giải Câu hỏi trang 53 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Câu hỏi trang 53 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Quy luật thống nhất hoàn chỉnh) và quan sát hình 14.2, 14.3 SGK.
Trả lời:
- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Biểu hiện: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ ban đầu.
- Ý nghĩa: Con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, từ đó có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Lý thuyết Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
1. Khái niệm
- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí
2. Biểu hiện của quy luật
- Biểu hiện:
+ Chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại.
+ Thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu.
- Ví dụ:
+ Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu bắt đầu từ sự thay đổi của một yếu tố khí quyển.
+ Phá rừng bừa bãi ở nhiều nơi trên Trái Đất đã làm thay đổi nhiều thành phần tự nhiên.
Sơ đồ các hậu quả của việc phá rừng bừa bãi
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới
Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới