Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa

3 K

Trả lời Câu hỏi 1 trang 19 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt trang 19 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19

Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:

a. Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. (Dẫn theo Bùi Minh Toán)

b. Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau.

c. Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Thúy Kiều hay Kiều Nguyệt Nga khi gặp hoạn nạn thì vào cõi Phật để hưởng chút bình an, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm. (Dẫn theo Bùi Minh Toán)

Trả lời:

a.

- Lỗi sai: lạc chủ đề.

+) Câu chủ đề nói đến những bài hát về tình yêu nam nữ nhưng những câu phía sau trình bày cả tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương, đất nước.

- Cách chỉnh sửa: bổ sung ý vào câu chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương đất nước là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

b.

- Lỗi sai: lỗi thiếu hụt chủ đề.

+) Câu văn thứ hai chưa thể hiện rõ và đầy đủ chủ đề được nhắc đến trong câu văn 1.

- Cách chỉnh sửa: triển khai đầy đủ các ý sau câu văn thứ hai để làm rõ chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

c.

- Lỗi sai: lỗi lạc chủ đề.

+) Câu chủ đề nói về hình tượng người nông dân nhưng trong câu văn số ba xuất hiện hai nhân vật Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga (không thuộc hình tượng người nông dân).

- Cách chỉnh sửa: chỉnh sửa câu văn thứ ba cho phù hợp với chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Chí Phèo, khi gặp hoạn nạn thì tha hóa nhân cách và đạo đức, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá