Trả lời Câu 2 trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Đất nước giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Đất nước
Câu 2 trang 45 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Cảm nhận về mùa thu được thể hiện như thế nào qua ba khổ thơ đầu? Tại sao lại có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ đó?
Trả lời:
Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.
- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
=> Niềm tự hào về đất nước.
Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?...
Câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì?...
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Khổ 1, 2: Nhân vật trữ tình thể hiện qua từ ngữ nào?...
Câu 8 trang 45 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác...
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 50 Tập 1