Với giải Câu hỏi trang 88 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 22: Thực hành phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 22: Thực hành phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Câu hỏi trang 88 Địa Lí 10: Dựa vào hình 22 và kiến thức đã học, em hãy so sánh tháp dân số của châu Phi, châu Á, châu Âu về cơ cấu dân số theo tuổi, cơ cấu dân số theo giới tính.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 22 và dựa vào kiến thức đã học.
Trả lời:
So sánh tháp dân số của châu Phi, châu Á, châu Âu:
* Về cơ cấu dân số theo tuổi
- Tháp dân số của châu Phi: đáy tháp rộng, đỉnh nhọn, các cạnh thoải => tỉ suất sinh cao, tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 0 – 15 tuổi lớn; tuổi thọ trung bình thấp (tỉ lệ dân số trong độ tuổi trên 65 tuổi rất thấp).
- Tháp dân số của châu Á: đáy tháp và giữa thân tháp khá cân bằng, thu hẹp về phía đỉnh tháp => tỉ suất sinh cao (tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 0 – 15 tuổi tương đối lớn), tỉ suất tử thấp (tỉ lệ dân số trong độ tuổi trên 65 tuổi thấp), tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 15 – 64 tuổi tương đối cao (lực lượng lao động dồi dào).
- Tháp dân số châu Âu: tháp thu hẹp ở đáy và đỉnh tháp => tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều thấp, tuổi thọ trung bình cao (tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 0 – 15 tuổi rất thấp, tỉ lậ dân số trong nhóm tuổi trên 65 tuổi cao).
* Về cơ cấu dân số theo giới tính
- Tháp dân số của châu Phi và châu Á: tỉ lệ dân số nam cao hơn dân số nữ.
- Tháp dân số châu Âu: tỉ lệ dân nữ cao hơn dân số nam.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 88 Địa Lí 10: Cho bảng số liệu dưới đây...
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hoá
Bài 22: Thực hành phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế
Bài 24: Cơ cấu kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế