Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không

3.4 K

Trả lời Câu hỏi 4 trang 64 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành Tiếng việt trang 64 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành Tiếng việt trang 64

Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

   Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc giã sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giếng”.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí thuệ dân gian)

Trả lời:

Trong câu trên, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu đã thay đổi. Từ “khen ngợi” thể hiện sự công nhận còn từ “tôn vinh” là tôn lên một vị trí, danh hiệu cao quý. Ở trường hợp này, trí tuệ dân gian là một phẩm chất, năng lực đặc biệt, nó đáng được tôn vinh chứ không phải được công nhận. Vì vậy, cách dùng từ “tôn vinh” hay hơn.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác

Đánh giá

0

0 đánh giá