Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus

9.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 24: Khái quát về virus sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 24: Khái quát về virus

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus

I. Virus và các đặc điểm chung của virus

Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé và được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus (ảnh 1)

Virus (có nghĩa là chất độc) là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Virus có kích thước siêu nhỏ, 20nm đến 30nm, với hình dạng và cấu trúc rất đa dạng. Virus không có khả năng sinh sản.

Có khoảng 2000 loại virus khác nhau.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus (ảnh 2)

 

Về cấu trúc: hầu hết các loại virus đều có 2 phần: lõi là nucleic acid, vỏ là protein (vỏ capsid). Ngoài ra một số loại virus động vật có thêm màng kép phospholipid và gai glycoprotein để tiếp cận tế bào chủ (gọi là virion).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus (ảnh 3)

 

Vật chất di truyền của virus có thể là DNA hoặc RNA, mạch kép hoặc mạch đơn. Dựa vào vật chất di truyền người ta chia virus thành 2 loại: virus DNA và virus RNA. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus (ảnh 4)

 

Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật, từ vi khuẩn đến động vật, thực vật. Mỗi loại virus chỉ xâm nhập và lây nhiễm cho một số loài sinh vật nhất định (phổ vật chủ của virus).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus (ảnh 5)

Nơi virus tồn tại trong tự nhiên gọi là ổ chứa. các sinh vật như thực vật, động vật là các ổ chứa virus có thể hoặc không biểu hiện triệu chứng nhiễm virus. 

II. Quá trình nhân lên của virus:

Sự gia tăng số lượng của virus trong tế bào gọi là sự nhân lên của virus.

Quá trình nhân lên của virus tương đối giống nhau, chia thành:

Chu kì sinh tan gồm 5 giai đoạn: hấp phụ => xâm nhập => tổng hợp => lắp ráp => giải phóng.

Chu kì tiềm tan gồm 3 giai đoạn: tích hợp DNA virus vào hệ gene của tế bào chủ => DNA của virus nhân lên cùng với sự phân chia tế bào => DNA của virus thoát khỏi hệ gene tế bào và được biểu hiện.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus (ảnh 6)

Khi đã vào trong tế bào, các loại virus có thể nhân lên theo 2 cách: chu kì sinh tan và chu kì tiềm tan hoặc sử dụng cả 2 cách như thực khuẩn hình trên.

Sơ đồ tư duy khái quát về virus:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus (ảnh 7)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus

Câu 1: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự là

A. hấp thụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → giải phóng.

B. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng → lắp ráp.

C. hấp thụ → lắp ráp → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng.

D. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.

Đáp án đúng là: D

Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự là: hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.

Câu 2: Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid trong tế bào chủ là

A. hấp thụ.

B. xâm nhập.

C. tổng hợp.

D. lắp ráp.

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid trong tế bào chủ là tổng hợp: Vật chất di truyền của virus đi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng.

Câu 3: Vì sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

A. Vì mỗi loại virus chỉ có các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt tương thích với thụ thể trên bề mặt của một số loại tế bào chủ nhất định.

B. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phân giải màng tế bào của một số loại tế bào chủ nhất định.

C. Vì mỗi loại virus chỉ có khả năng sử dụng bộ máy sinh tổng hợp các chất của một số loại tế bào chủ nhất định.

D. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phiên mã ngược tương thích với vật chất di truyền của một số loại tế bào chủ nhất định.

Đáp án đúng là: A

Mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì mỗi loại virus chỉ có các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt tương thích với thụ thể trên bề mặt của một số loại tế bào chủ nhất định.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan?

A. Trong chu trình tiềm tan, vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.

B. Trong chu trình tiềm tan, có sự nhân lên tạo nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, không có sự nhân lên thế hệ virus trong tế bào chủ.

C. Trong chu trình tiềm tan, virus giải phóng sẽ không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ.

D. Virus ở chu trình sinh tan có thể chuyển thành chu trình tiềm tan. Virus ở chu trình tiềm tan không thể chuyển thành chu trình sinh tan.

Đáp án đúng là: C

Trong chu trình tiềm tan, virus giải phóng sẽ không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ.

Câu 5: Virus khác vi khuẩn ở điểm là

A. có kích thước lớn hơn.

B. có cấu tạo tế bào.

C. có lối sống kí sinh nội bào bắt buộc.

D. có hình dạng và cấu trúc đa dạng.

Đáp án đúng là: C

So với vi khuẩn, virus có kích thước nhỏ hơn, chưa có cấu tạo tế bào và có lối sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về virus?

A. Virus có thể sống tự do hoặc kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.

B. Không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.

C. Virus cũng có cấu tạo tế bào giống như các sinh vật khác.

D. Virus có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn lớn hơn vi khuẩn.

Đáp án đúng là: B

Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé (nhỏ hơn vi khuẩn), chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống. Vì sống kí sinh nội bào bắt buộc nên không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.

Câu 7: Virus được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm

A. lõi nucleic acid và vỏ ngoài.

B. vỏ ngoài và vỏ capsid.

C. lõi nucleic acid và vỏ capsid.

D. gai glycoprotein và lõi nucleic acid.

Đáp án đúng là: C

Virus được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm lõi nucleic acid và vỏ capsid.

Câu 8: Vỏ capsid của các virus được cấu tạo từ

A. DNA.

B. RNA.

C. protein.

D. phospholipid.

Đáp án đúng là: C

Vỏ capsid của các virus được cấu tạo từ protein.

Câu 9: Nhóm virus có dạng hình xoắn là

A. virus bại liệt, virus hecpet, virus khảm thuốc lá.

B. virus khảm thuốc lá, virus cúm, virus sởi, virus dại.

C. virus đậu mùa, phage T2, virus khảm thuốc lá.

D. virus đậu mùa, phage T2, virus bại liệt.

Đáp án đúng là: B

Nhóm virus có dạng hình xoắn là virus khảm thuốc lá, virus cúm, virus sởi, virus dại.

Câu 10: Các virion khác virus khác ở đặc điểm là

A. có lõi nucleic acid là DNA.

B. có lõi nucleic acid là RNA.

C. có vỏ capsid cấu tạo từ protein.

D. có vỏ ngoài cấu tạo từ phospholipid.

Đáp án đúng là: D

Ngoài 2 thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ capsid, virion hay hạt virus còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài, được gọi là lớp vỏ ngoài với các gai glycoprotein giúp chúng tiếp cận tế bào chủ.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

Đánh giá

0

0 đánh giá