Với giải Câu hỏi 4 trang 29 Vật lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian
Câu hỏi 4 trang 29 Vật Lí 10: Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3, hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây?
1. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
2. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
3. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
4. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Lời giải:
1 – d: Hình d thể hiện độ dốc dương, gia tốc không đổi. Vì đồ thị đang biểu diễn cho một chuyển động, đường thẳng biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian hướng lên trên chứng tỏ đồ thị có dốc dương và gia tốc không đổi.
2 – b: Hình b thể hiện độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn. Vì đồ thị biểu diễn có 2 đường thẳng khác nhau chứng tỏ đang biểu diễn cho 2 chuyển động, một đường có độ dốc cao hơn (đồng nghĩa với sự thay đổi vận tốc lớn hơn) chứng tỏ có gia tốc lớn hơn.
3 – a: Hình a thể hiện độ dốc bằng không, gia tốc a = 0. Vì đồ thị là đường thẳng nằm ngang song song với trục thời gian, cắt trục vận tốc tại một điểm chứng tỏ vật đang chuyển động với vận tốc không đổi, khi đó không có sự thay đổi tốc độ dẫn đến gia tốc của vật bằng 0.
4 – c: Hình c thể hiện độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần). Vì đồ thị biểu diễn có một đường thẳng hướng xuống nên độ dốc âm, chứng tỏ vật chuyển động có tốc độ giảm dần (hay vật chuyển động chậm dần) khi đó vật có gia tốc âm.
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian
Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều