Giải SGK Vật Lí 10 Bài 3 (Cánh diều): Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian

8.7 K

Lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vật Lí 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Lí 10.

Giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian

Video bài giảng Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian - Cánh diều

Giải vật lí 10 trang 27 Cánh diều

Mở đầu trang 27 Vật Lí 10Báo đốm (hình 3.1) có tốc độ tối đa khoảng 30 m/s. Từ lúc đứng yên, sau một vài bước nhảy, một con báo đốm có thể đạt tốc độ 20 m/s chỉ sau 2 s.

Báo đốm (hình 3.1) có tốc độ tối đa khoảng 30 m/s

Một chiếc ô tô thông thường thì không thể tăng tốc nhanh như vậy trong 2 s, nhưng trên một con đường thẳng và dài, nó có thể dễ dàng đi nhanh hơn một con báo.

Bạn hiểu thế nào là tăng tốc độ?

Lời giải:

Tăng tốc độ là sự thay đổi tốc độ của chuyển động từ giá trị nhỏ đến giá trị lớn trong một khoảng thời gian nào đó.

Giải vật lí 10 trang 28 Cánh diều

I. Gia tốc

Câu hỏi 1 trang 28 Vật Lí 10Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô.

Lời giải:

Ban đầu ô tô đứng yên nên vận tốc lúc đầu có độ lớn bằng 0 m/s.

Gia tốc của ô tô: a=ΔvΔt=v2v1t2t1=18060=3m/s2

Độ lớn gia tốc của ô tô là: a = 3 m/s2.

Câu hỏi 2 trang 28 Vật Lí 10Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Tính độ lớn của gia tốc.

Lời giải:

Gia tốc của ô tô: a=ΔvΔt=v2v1Δt=112320=0,6m/s2

Độ lớn gia tốc của ô tô là: a = 0,6 m/s2.

Luyện tập 1 trang 28 Vật Lí 10Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2trong 2,0 giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2,0 s.

Lời giải:

Vận động viên lúc đầu ở trạng thái đứng yên nên v1 = 0 m/s.

Sau 2 giây đầu tiên, vận động viên chạy với gia tốc 5 m/s2 nên:

a=ΔvΔt=v2v1Δt=5m/s2

Thay số: v202=5v2=10m/s

Vận tốc của vận động viên sau 2 giây là 10 m/s.

Giải vật lí 10 trang 29 Cánh diều

II. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng

Câu hỏi 3 trang 29 Vật Lí 10Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc, chợt nhìn thấy tín hiệu báo có nguy hiểm ở phía trước nên dần dần giảm tốc độ. Ô tô tiến thêm một đoạn thì người này thấy một tai nạn đã xảy ra và phanh gấp để dừng lại. Vẽ phác đồ thị vận tốc – thời gian để biểu diễn chuyển động của ô tô này.

Lời giải:

Ta chia sự chuyển động của ô tô làm 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1 (đoạn màu hồng): ô tô chuyển động với tốc độ ổn định (có thể coi như tốc độ không đổi trong giai đoạn này) nên khi vẽ trong đồ thị vận tốc – thời gian ta sẽ vẽ bằng một đoạn thẳng nằm ngang song song với trục thời gian và cắt trục vận tốc ở một điểm nào đó (tùy ý).

- Giai đoạn 2 (đoạn màu vàng): ô tô chuyển động giảm dần tốc độ nên khi vẽ đồ thị ta sử dụng một đoạn thẳng có độ dốc âm (vì vật đang chuyển động chậm dần) tuy nhiên đường này có độ dốc vừa phải.

- Giai đoạn 3 (đoạn màu xanh): ô tô phanh gấp và dừng lại tức là vận tốc giảm nhanh đột ngột về 0 nên khi vẽ đồ thị ta sử dụng một đoạn thẳng tiếp theo có độ dốc âm lớn và cắt trục thời gian tại một điểm.

Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc

Câu hỏi 4 trang 29 Vật Lí 10Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3, hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây?

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3

1. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

2. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

3. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

4. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Lời giải:

1 – d: Hình d thể hiện độ dốc dương, gia tốc không đổi. Vì đồ thị đang biểu diễn cho một chuyển động, đường thẳng biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian hướng lên trên chứng tỏ đồ thị có dốc dương và gia tốc không đổi.

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3

2 – b: Hình b thể hiện độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn. Vì đồ thị biểu diễn có 2 đường thẳng khác nhau chứng tỏ đang biểu diễn cho 2 chuyển động, một đường có độ dốc cao hơn (đồng nghĩa với sự thay đổi vận tốc lớn hơn) chứng tỏ có gia tốc lớn hơn.

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3

3 – a: Hình a thể hiện độ dốc bằng không, gia tốc a = 0. Vì đồ thị là đường thẳng nằm ngang song song với trục thời gian, cắt trục vận tốc tại một điểm chứng tỏ vật đang chuyển động với vận tốc không đổi, khi đó không có sự thay đổi tốc độ dẫn đến gia tốc của vật bằng 0.

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3

4 – c: Hình c thể hiện độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần). Vì đồ thị biểu diễn có một đường thẳng hướng xuống nên độ dốc âm, chứng tỏ vật chuyển động có tốc độ giảm dần (hay vật chuyển động chậm dần) khi đó vật có gia tốc âm.

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động thẳng trên hình 3.3

Giải vật lí 10 trang 30 Cánh diều

III. Tính gia tốc và độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc-thời gian

Luyện tập 2 trang 30 Vật Lí 10Bảng 3.2 liệt kê một số giá trị vận tốc của người đi xe máy trong quá trình thử tốc độ dọc theo một con đường thẳng

Bảng 3.2

Vận tốc (m/s)

0

15

30

30

20

10

0

Thời gian (s)

0

5

10

15

20

25

30

a) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian cho chuyển động này.

b) Từ những số đo trong bảng, hãy suy ra gia tốc của người đi xe máy trong 10 s đầu tiên.

c) Kiểm tra kết quả tính được của bạn bằng cách tìm độ dốc của đồ thị trong 10 s đầu tiên.

d) Xác định gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng.

e) Sử dụng đồ thị để tìm tổng quãng đường đã đi trong quá trình thử tốc độ.

Lời giải:

a) Đồ thị vận tốc – thời gian cho chuyển động này.

Bảng 3.2 liệt kê một số giá trị vận tốc của người đi xe máy trong quá trình thử tốc độ

b) Trong 10 giây đầu tiên (tính từ thời điểm t1 = 0 s ứng với vận tốc v1 = 0 m/s đến thời điểm t2 = 10 s ứng với vận tốc v2 = 30 m/s)

Gia tốc của người đi xe máy trong 10 giây đầu tiên:

a=v2v1t2t1=300100=3m/s2

c) Độ dốc của đồ thị trong 10 giây đầu tiên:

a=ΔvΔt=3010=3m/s2

d) Trong 15 giây cuối (tính từ thời điểm t1 = 15 s ứng với vận tốc v1 = 30 m/s đến thời điểm t2 = 30 s ứng với vận tốc v2 = 0 m/s).

Gia tốc của người đi xe máy trong 15 giây cuối:

a=v2v1t2t1=0303015=2m/s2

e) Do xe máy chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng nên tổng quãng đường đã đi bằng độ dịch chuyển và bằng diện tích hình thang ABCD.

s=12BC+AD.BH=12.5+30.30=525m

Giải vật lí 10 trang 31 Cánh diều

Vận dụng trang 31 Vật Lí 10Đồ thị vận tốc – thời gian (hình 3.7) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô trong khoảng thời gian 30 s.

Đồ thị vận tốc thời gian (hình 3.7) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô

a) Mô tả chuyển động của ô tô.

b) Từ đồ thị, xác định vận tốc ban đầu và vận tốc cuối cùng của ô tô trong thời gian 30 s.

c) Xác định gia tốc a của ô tô.

d) Bằng cách tính diện tích dưới đồ thị, hãy xác định độ dịch chuyển của ô tô.

Lời giải:

a) Ta thấy đồ thị biểu diễn là một đường thẳng hướng xuống dưới, tức là có độ dốc âm, vật chuyển động với vận tốc theo chiều dương thì có gia tốc vật mang giá trị âm. Vậy, vật đang chuyển động chậm dần.

b) Tại thời điểm ban đầu ô tô có vận tốc 20 m/s.

Sau 30 giây (tức là tại thời điểm t = 30 s) ô tô có vận tốc cuối cùng là 8 m/s.

c) Vật xuất phát lúc t1 = 0 s từ vị trí có vận tốc v1 = 20 m/s.

Đến thời điểm t2 = 30 s thì ô tô có vận tốc v2 = 8 m/s.

Gia tốc của ô tô: a=v2v1t2t1=820300=0,4m/s2

d) Độ dịch chuyển bằng diện tích hình thang ABCD:

d=1220+8.30=420m

e) Độ dịch chuyển của ô tô bằng công thức

d=vot+12at2=20.30+12.0,4.302=420m

Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài tập chủ đề 1

Bài 1: Lực và gia tốc

Lý thuyết Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

I. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng.

- Ta biểu diễn sự thay đổi vị trí của một vật chuyển động trên đường thẳng bằng cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển -  thời gian.

- Vật chuyển động trên đường thẳng theo một chiều xác định thì độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ.                                       

1. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian

- Ví dụ một vật chuyển động dọc theo đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho ở bảng số liệu dưới

Độ dịch chuyển (m)

0

10

20

30

40

50

Thời gian (s)

0

1

2

3

4

5

- Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của vật.

- Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

- Giá trị vận tốc bằng độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian:

- Dựa vào độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển - thời gian, ta biết một vật đang chuyển động nhanh hay chậm.

- Độ dốc càng lớn, vật chuyển động càng nhanh, độ dốc của đồ thị âm, vật đang chuyển động theo chiều ngược lại.

2. Tính tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.

Để tính tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian ta sẽ tính độ dốc của đồ thị:

v=ΔdΔt

Ví dụ như đồ thị độ dịch chuyển – thời gian dưới:

Từ đồ thị tính được tốc độ:

II. Độ dịch chuyển tổng hợp

- Khi vật di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác theo một số đoạn dịch chuyển khác nhau thì độ dịch chuyển cuối cùng của vật là tổng các độ dịch chuyển đó.

- Độ dịch chuyển tổng hợp chính là độ dịch chuyển từ vị trí đầu đến vị trí cuối.

- Độ dịch chuyển là đại lượng vecto nên để tìm độ dịch chuyển tổng hợp ta phải dùng cách cộng vécto

Ví dụ: Một oto đi 17km theo hướng Đông và sau đó đi 10km theo hướng bắc. Tìm độ dịch chuyển tổng hợp của ôtô

Cách tìm: + Vectơ thứ nhất theo hướng chuyển động của ôtô

                 + Vectơ thứ hai với điểm bắt đầu chính là điểm kết thúc của vectơ thứ nhất

                 + Nối điểm bắt đầu của vectơ thứ nhất với điểm kết thúc của vectơ thứ hai

Từ tam giác véctơ này ta tìm độ lớn và hướng của độ dịch chuyển tổng hợp.

- Độ lớn: OB2=OA2+AB2=172+102=389 

OB=389=19,720km

- Hướng: lệch so với hướng Bắc góc 600 về phía Đông (do OB = 2AB)

III. Vận tốc tổng hợp

- Vận tốc là một đại lượng vectơ và do đó hai vận tốc có thể được kết hợp bằng phép cộng vecto theo cùng một cách mà ta đã thấy đối với hai hay nhiều độ dịch chuyển

Ví dụ: Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là vvà thành phần ngang là v. Biết vận tốc v = 24 m/s, v= 17 m/s.

v2=v12+v22

v2=v2v12=24217216,94m/s

Góc giữa vận tốc của viên đá và phương thẳng đứng khi nó chạm vào mặt nước là:

cosα=v1v=1724α=44054'

Đánh giá

5

1 đánh giá

1