Giải SGK Vật Lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

36.4 K

Lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vật Lí 10 Bài 1 từ đó học tốt môn Lí 10.

Giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

Video bài giảng Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp - Cánh diều

Giải vật lí 10 trang 21 Cánh diều

Mở đầu trang 21 Vật Lí 10Từ địa điểm xuất phát, một vật di chuyển qua một loạt các địa điểm trung gian để đến địa điểm cuối cùng, ví dụ như tàu thám hiểm ở hình 2.1. Làm thế nào để xác định được quãng đường, độ dịch chuyển hay vận tốc của vật?

Từ địa điểm xuất phát một vật di chuyển qua một loạt các địa điểm trung gian để đến địa điểm cuối cùng

Lời giải:

Muốn xác định được quãng đường, độ dịch chuyển hay vận tốc của vật, ta có thể vẽ đồ thị biểu diễn độ dịch chuyển theo thời gian của vật. Sau đó từ đồ thị và kết hợp các công thức để tính đại lượng cần tìm.

Giải vật lí 10 trang 22 Cánh diều

I. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng

Câu hỏi 1 trang 22 Vật Lí 10Nêu đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi.

Lời giải:

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là một đường thẳng qua gốc tọa độ.

Nêu đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển thời gian đối với một vật chuyển động thẳng

Câu hỏi 2 trang 22 Vật Lí 10Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động thẳng trên hình 2.3, hãy cho biết hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây:

Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển thời gian của chuyển động thẳng

1. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.

2. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.

3. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.

4. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Lời giải:

Từ hình ảnh các đồ thị ta có thể sắp xếp như sau:

1 – d: Hình d thể hiện độ dốc không đổi, tốc độ không đổi. Vì đồ thị biểu diễn một chuyển động thẳng, có dạng 1 đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ hướng lên và không thay đổi độ dốc.

Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển thời gian của chuyển động thẳng

2 – b: Hình b thể hiện độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn. Vì có 2 đường thẳng có độ dốc khác nhau, chứng tỏ đang biểu diễn 2 chuyển động thẳng.

Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển thời gian của chuyển động thẳng

3 – a. Hình a thể hiện độ dốc bằng không, vật đứng yên. Vì đồ thị biểu diễn một đường thẳng nằm ngang song song với trục thời gian và cắt trục độ dịch chuyển (d) tại một điểm. Chứng tỏ độ dịch chuyển không thay đổi theo thời gian nên vật đứng yên.

Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển thời gian của chuyển động thẳng

4 – c: Hình c thể hiện từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại. Vì đồ thị có đường gấp khúc, một đoạn có độ dốc dương, một đoạn độ dốc âm nên đoạn độ dốc âm vật chuyển động theo chiều ngược lại.

Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển thời gian của chuyển động thẳng

Giải vật lí 10 trang 23 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 23 Vật Lí 10Một xe đua chuyển động thẳng trong quá trình thử tốc độ. Độ dịch chuyển của nó tại các thời điểm khác nhau được cho trong bảng 2.3

Bảng 2.3

Độ dịch chuyển (m)

0

85

170

255

340

Thời gian (s)

0,0

1,0

2,0

3,0

4,0

Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian và sử dụng đồ thị này để tìm tốc độ của xe.

Lời giải:

Một xe đua chuyển động thẳng trong quá trình thử tốc độ

Do xe chuyển động thẳng và đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Độ dốc của đường thẳng này cho biết tốc độ của xe:

Tốc độ = độ dốc = ABOB=3404=85 m/s

Giải vật lí 10 trang 24 Cánh diều

II. Độ dịch chuyển tổng hợp

Câu hỏi 3 trang 24 Vật Lí 10Tính độ dịch chuyển và quãng đường từ nhà bạn đến trường bằng bản đồ.

Lời giải:

Tính độ dịch chuyển và quãng đường từ nhà bạn đến trường bằng bản đồ

Giả sử vị trí nhà bạn ở số 46 Khâm Thiên gọi là điểm A, bạn học ở trường THPT Kim Liên gọi là điểm B.

Tỉ lệ xích trên bản đồ: 1:15000 tức là 1 cm trên bản đồ bằng 15000 cm thực tế.

+ Tính độ dịch chuyển: Sử dụng một sợi chỉ kéo dài từ điểm A tới điểm B để đo khoảng cách AB, sau đó dùng thước đo lại chiều dài của sợi chỉ rồi nhân với tỉ lệ trên bản đồ. 

Ví dụ: Đo được độ dài AB = 8 cm trên bản đồ, vậy độ dịch chuyển thực tế là: 

8.15000 = 120000 cm = 1,2 km.

+ Tính quãng đường: đặt sợi chỉ dọc theo đường màu xanh đo chiều dài các đoạn AC, CE, EG, GK, KM, MN, NI, IF, FH, HV và VB. Sau đó dùng thước đo chiều dài các đoạn chỉ đo được, tổng lại rồi nhân với tỉ lệ trên bản đồ.

Ví dụ: Tổng độ dài sợi chỉ là 16 cm trên bản đồ, vậy quãng đường thực tế là:

16.15000 = 240000 cm = 2,4 km.

Giải vật lí 10 trang 25 Cánh diều

III. Vận tốc tổng hợp

Luyện tập 2 trang 25 Vật Lí 10Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1và thành phần ngang là v2. Biết vận tốc v = 24 m/s; v1= 17 m/s.

a) Vẽ sơ đồ các vectơ thể hiện các vận tốc.

b) Sử dụng sơ đồ để tìm v2.

c) Sử dụng sơ đồ để tìm góc giữa vận tốc của viên đá và phương thẳng đứng khi nó chạm vào mặt nước.

Lời giải:

a) Từ giả thiết bài toán vẽ được sơ đồ các vectơ thể hiện các vận tốc.

Trong đó

+ Vectơ v1 là thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng hướng xuống.

+ Vectơ v2 là thành phần vận tốc theo phương nằm ngang.

+ Vectơ v là vận tốc khi hòn đá chạm mặt biển.

Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới

b) Từ sơ đồ, kết hợp kiến thức toán học trong tam giác vuông:

v2=v2v12=24217216,9m/s

c) Gọi góc hợp bởi giữa vận tốc của viên đá và phương thẳng đứng khi nó chạm vào mặt nước là α. Khi đó: cosα=v1v=1724α44,9o

Giải vật lí 10 trang 26 Cánh diều

Tìm hiểu thêm trang 26 Vật Lí 10Trái Đất quay xung quanh trục từ phía tây sang phía đông, một vòng mỗi ngày. Tại đường xích đạo, bề mặt Trái Đất đang quay với tốc độ 1675 km/h. Từ một vị trí trên đường xích đạo của Trái Đất, phóng tên lửa về phía đông hay về phía tây sẽ có lợi hơn?

Lời giải:

Trái Đất quay xung quanh trục từ phía tây sang phía đông, một vòng mỗi ngày

Do Trái Đất tự quay quanh trục từ phía Tây sang phía Đông với vận tốc vTD ; tên lửa bay với vận tốc vTL nên áp dụng công thức cộng vận tốc ta sẽ phóng tên lửa về phía đông sẽ có lợi hơn, khi đó lợi dụng được tốc độ tự quay của Trái Đất sẽ làm tăng tốc độ của tên lửa.

Vận dụng trang 26 Vật Lí 10Một người điều khiển thiết bị bay cá nhân bay theo hướng từ A đến B. Gió thổi với vận tốc không đổi 27 km/h theo hướng bắc. Hướng AB lệch với hướng bắc 60o về phía đông (hình 2.8).

Một người điều khiển thiết bị bay cá nhân bay theo hướng từ A đến B

1. Để bay theo đúng hướng từ A đến B, với vận tốc tổng hợp là 54 km/h, người lái phải hướng thiết bị theo hướng nào.

2. Bay được 6 km, thiết bị quay đầu bay về A với vận tốc tổng hợp có độ lớn là 45 km/h đúng hướng B đến A. Tìm tốc độ trung bình của thiết bị trên cả quãng đường bay.

Lời giải:

1. Gọi v1 là vận tốc của gió, có phương thẳng đứng, hướng về phía bắc và có độ lớn bằng 27 km/h.

Gọi v là vận tốc tổng hợp của thiết bị theo hướng A đến B và có độ lớn bằng 54 km/h.

Gọi v2 là vận tốc cần thiết của thiết bị để khi người điều khiển thiết bị đó có thể bay đúng hướng A đến B.

Ta sử dụng quy tắc cộng vectơ hoặc quy tắc hình bình hành, biểu diễn các vectơ vận tốc bằng hình vẽ sau:

Một người điều khiển thiết bị bay cá nhân bay theo hướng từ A đến B

Từ hình vẽ ta thấy, để bay theo đúng hướng từ A đến B, với vận tốc tổng hợp là 54 km/h, người lái phải hướng thiết bị theo hướng đông.

2.

Một người điều khiển thiết bị bay cá nhân bay theo hướng từ A đến B

+ Quãng đường thiết bị bay từ A là 6 km, tốc độ bay tổng hợp là 54 km/h nên tốc độ bay của thiết bị là: v2=v2v12=542272=273km/h

Vậy thời gian bay từ A là: t1=s1v2=62730,128h

+ Quãng đường thiết bị bay về A là 6 km, tốc độ bay là 45 km/h nên tốc độ bay của thiết bị là: v'2=v'2v12=452272=36km/h

Thời gian bay về A là: t2=s2v'2=6360,167h

Tốc độ trung bình của thiết bị trên cả quãng đường bay: vtb=st=s1+s2t1+t2=6+60,128+0,16740,68km/h

Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tốc độ, độ di chuyển và vận tốc

Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian

Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài tập chủ đề 1

Lý thuyết Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian

I. Gia tốc

- Bất kì vật nào có tốc độ thay đổi hoặc đang đổi hướng chuyển động đều có gia tốc.

- Gia tốc là độ thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian.

- Biểu diễn bằng kí hiệu: a=ΔvΔt

Với Δv là độ thay đổi vận tốc.

- Gia tốc xét như trên là gia tốc trung bình. Nếu khoảng thời gian là rất nhỏ thì gia tốc được gọi là gia tốc tức thời.

- Gia tốc là đại lượng vecto. Khi xác định gia tốc, cần xác định cả độ lớn và hướng của nó.

- Đơn vị đo của gia tốc là m/s2                            

II. Vẽ đồ thị vận tốc- thời gian trong chuyển động thẳng.

- Biểu diễn tốc độ thay đổi vận tốc của một vật chuyển động bằng cách vẽ đồ thị vận tốc - thời gian.

- Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian có giá trị bằng gia tốc của chuyển động.

- Độ dốc càng lớn, gia tốc càng lớn. Nếu độ dốc là âm và vật đang chuyển động với vận tốc theo chiều được quy ước là dương thì gia tốc của vật đạt giá trị âm, nghĩa là vật đang chuyển động chậm dần

- Ví dụ về đồ thị vận tốc -  thời gian của chuyển động thẳng.

III. Tính gia tốc và độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc - thời gian

1. Tính gia tốc từ đồ thị vận tốc - thời gian

Ví dụ: Đồ thị vận tốc – thời gian của vật được biểu diễn

- Trong 5s đầu tiên gia tốc có giá trị không đổi

a=ΔvΔt=2005=4m/s2

2. Tính độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc- thời gian.

Độ lớn độ dịch chuyển = diện tích dưới đồ thị vận tốc – thời gian.

Ví dụ:

Chuyển động thẳng với vận tốc không đổi: Độ dịch chuyển bằng tích của vận tốc và thời gian có giá trị bằng diện tích của hình chữ nhật.

Độ dịch chuyển bằng = 20m/s x 15s = 300 m

Chuyển động thẳng với vận tốc biến đổi đều:

Độ dịch chuyển là diện tích tam giác được tô màu: d=12×10m/s×5s=25m

Đánh giá

0

0 đánh giá