Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Câu 1: Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ lớn?
A. 1: 1 000.000.
B. 1: 100.000.
C. 1: 700.000.
D. 1: 500.000.
Lời giải
Đáp án B.
Bản đồ có tỉ lệ lớn là những bản đồ có tỉ lệ từ 1: 200.000.
Câu 2: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?
A. 1: 3.500.
B. 1: 50.000.
C. 1: 15.000.
D. 1: 100.000.
Lời giải
Đáp án A.
Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao. Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
Câu 3: Gió mùa mùa đông thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Tây Nam.
C. Đông Nam.
D. Đông Bắc
Lời giải
Đáp án D.
Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta từ áp cao Xi-bia theo hướng Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc có tính chất chung là lạnh, khô (đầu mùa đông); lạnh, ẩm (giữa, cuối mùa đông).
Câu 4: La bàn là một công cụ để xác định hướng do quốc gia nào sau đây phát minh?
A. Ấn Độ.
B. Anh.
C. Trung Quốc.
D. Đức.
Lời giải
Đáp án C.
La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. La bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,... và La bàn do Trung Quốc phát minh ra.
Câu 5: Kí hiệu đường thể hiện
A. Dòng biển.
B. Điểm dân cư.
C. Cảng biển.
D. Ngọn núi.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6: Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
A. Nhà hàng.
B. Phong tục.
C. Siêu thị.
D. Địa hình.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/100, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
A. 240⁰.
B. 180⁰.
C. 90⁰.
D. 360⁰.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/104, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8: Trên quả địa cầu có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 120 vĩ tuyến.
B. 180 vĩ tuyến.
C. 181 vĩ tuyến.
D. 360 vĩ tuyến.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/103, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là
A. Bản đồ địa hình.
B. Lược đồ trí nhớ.
C. Bản đồ cá nhân.
D. Bản đồ không gian.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/113, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 2 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ
A. Nhỏ.
B. Trung bình.
C. Lớn.
D. Rất lớn.
Lời giải
Đáp án A.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ nhỏ; từ 1 : 200 000 đến 1 : 1 000 000 là những bản đồ có tỉ lệ trung bình; dưới 1 : 200 000 là những bản đồ có tỉ lệ lớn.
Câu 11: Để thể hiện vùng trồng lúa lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Hình học.
B. Tượng hình.
C. Điểm.
D. Diện tích.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12: Để thể hiện một mỏ khoáng sản Niken lên trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Kí hiệu hình học.
B. Kí hiệu chữ.
C. Kí hiệu tượng hình.
D. Kí hiệu đường.
Lời giải
Đáp án B.
Để thể hiện một mỏ khoáng sản Niken lên trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu chữ (hình dạng: ô vuông và chữ Ni ở bên trong ô vuông).
Câu 13: Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1: 3 000.000, 10 cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là
A. 3000 km.
B. 300 cm.
C. 300 m.
D. 300 km.
Lời giải
Đáp án D.
Tỉ lệ 1 : 3 000.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 3 000.000 cm hay 30 km trên thực địa. Vậy, 10 cm (trên bản đồ) bằng: 10 x 30 = 300 km (trên thực địa).
Câu 14: Một chiếc máy bay của hãng Vietnam Airlines đã khởi hành từ Hà Nội đến Đà Nẵng. Như vậy, máy bay theo hướng nào sau đây?
A. Nam.
B. Tây Nam.
C. Bắc.
D. Tây Bắc.
Lời giải
Đáp án A.
Dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến, xác định được Hà Nội có vị trí nằm ở phía Bắc so với Đà Nẵng. Như vậy, máy bay sẽ bay theo hướng Nam từ Hà Nội vào Đà Nẵng.
Câu 15: Một điểm X nằm trên kinh tuyến 1100 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 500 ở phía trên đường Xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là
A. 500B và 1100Đ.
B. 500B và 1100T.
C. 1100N và 500Đ.
D. 1100Đ và 500B.
Lời giải
Đáp án A.
Kinh độ = 1100Đ; vĩ độ = 500B. Vĩ độ viết trước hoặc viết phía trên, kinh độ viết sau hoặc viết ở dưới -> Đáp án đúng là A (500B, 1100Đ).
Phần 2: Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
1. Đọc bản đồ
- Hiểu được các yếu tố cần thiết của bản đồ hay còn gọi là ngôn ngữ bản đồ.
- Muốn đọc bản đồ nhanh và chính xác, chúng ta phải biết
+ Đối tượng địa lí cần đọc là gì.
+ Đặc điểm của đối tượng đó.
+ Các mối quan hệ xung quanh đối tượng.
2. Xác định vị trí của đối tượng Địa Lí trên bản đồ
Vị trí địa lí của Việt Nam:
- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, phía Đông của bán đảo Đông Dương.
- Phía Đông và Nam tiếp giáp với Biển Đông; Phía Bắc và Tây tiếp giáp lần lượt với ba nước: Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia.
3. Tìm đường đi trên bản đồ
- Cách 1: Đi đường Hoàng Hoa Thám đến ngã 3 phố Ngọc Hà, rẽ vào phố Ngọc Hà và đi thẳng là đến Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Cách 2: Đi đường Văn Cao, rẽ vào phố Đội Cấn; đi thẳng phố Đội Cấn đến phố Ngọc Hà thì thấy Bản tàng Hồ Chí Minh.
- Cách 3: Đi đường Hoàng Hoa Thám, rẽ vào ngõ 158 Ngọc Hà; đi xuyên ngõ 158 Ngọc Hà đến phố Ngọc Hà rẽ phải đi một đoạn là thấy Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 3: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Trắc nghiệm Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Trắc nghiệm Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí