Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào

3.3 K

Với giải Câu hỏi 6 trang 41 Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Tế bào nhân sơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Câu hỏi 6 trang 41 Sinh học 10: Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào?

Phương pháp giải:

 Vùng nhân của tế bào nhân sơ gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, liên kết với nhiều loại protein khác nhau; khu trú ở vùng tế bào chất và không được bao bọc bởi màng nhân.

Trả lời:

Gọi là “tế bào nhân sơ” vì cấu tạo vùng nhân của tế bào nhân sơ còn đơn giản, chưa có màng bao bọc.

Lý thuyết Cấu tạo tế bào nhân sơ

Cấu tạo tế bào nhân sơ rất đơn giản, gồm 3 phần: màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân. Tùy từng loại khác nhau mà cấu tạo tế bào nhân sơ có điểm đặc biệt.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 4)

1. Thành tế bào và màng sinh chất

Hầu hết vi khuẩn đều có thành TB. Thành Tb dày 10 nanomet (nm) đến 20nm, được cấu tạo bởi peptidoglycan. Dựa vào độ dày của thành tế bào để chia vi khuẩn thành 2 nhóm: vi khuẩn gram âm (Gr-) và vi khuẩn gram dương (Gr+).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 5)
 

Thành tế bào có vai trò như một bộ khung, có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Màng tế bào được cấu tạo từ lớp phospholipid và protein. Màng TB có chức năng trao đổi chất ra vào tế bào có chọn lọc, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất và năng lượng của tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 6)

Tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như:

  • Vỏ nhầy: Chủ yếu là polysaccharide, giúp bảo vệ tế bào.
  • Lông: giúp vi khuẩn bám trên các bề mặt.
  • Roi: cấu tạo từ protein, giúp vi khuẩn di chuyển.

2. Tế bào chất

Tế bào chất nằm giữa màng tế bào và vùng nhân, được cấu tạo từ bào tương (chất keo lỏng có thành phần 65 - 90% nước, còn lại là các hợp chất hữu cơ và chất khác). 

Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh để đảm bảo hoạt động sống của tế bào.

Ngoài ra tế bào chất có chứa Ribosome là nơi tổng hợp nên protein.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 7)

3. Vùng nhân

Vùng nhân của vi khuẩn là nơi DNA duy nhất dạng vòng, mạch kép tồn tại. DNA này mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

Ngoài DNA vùng nhân, một số loại vi khuẩn có plasmit, là các phân tử DNA nhỏ dạng vòng, mạch kép và chứa nhiều gen kháng thuốc kháng sinh.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ (ảnh 8)

Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Mở đầu trang 38 Sinh học 10: Ở vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con...

Câu hỏi 1 trang 38 Sinh học 10: Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực...

Câu hỏi 2 trang 38 Sinh học 10: Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?...

Luyện tập trang 38 Sinh học 10: Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không phải từ một tế bào duy nhất?...

Câu hỏi 3 trang 39 Sinh học 10: Quan sát Hình 8.3, hãy kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ...

Câu hỏi 4 trang 39 Sinh học 10: Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương...

Luyện tập trang 40 Sinh học 10: Dựa vào tính kháng nguyên ở bể mặt tế bào, hãy cho biết bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram...

Câu hỏi 5 trang 40 Sinh học 10: Tại sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?...

Vận dụng trang 41 Sinh học 10: Hãy kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra và để xuất biện pháp phòng tránh các bệnh đó...

Bài tập trang 41 Sinh học 10: Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần phải sử...

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 1

Bài 8: Tế bào nhân sơ

Bài 9: Tế bào nhân thực

Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào

Ôn tập chương 2

Đánh giá

0

0 đánh giá