15 câu Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 6 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2025: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Câu 1. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.

C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Nếu đi từ phía Đông sang phía Tây, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

A. lùi lại 1 ngày lịch.

B. tăng thêm 1 giờ.

C. tăng thêm 1 ngày lịch.

D. lùi lại 1 giờ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

A. Hai cực.

B. Hai chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vòng cực.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc

A. 23027’.

B. 27023’.

C. 66033’.

D. 33066’.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

A. 21 giờ.

B. 23 giờ.

C. 24 giờ.

D. 22 giờ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

B. Hiện tượng mùa trong năm.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?

A. Hiện tượng mùa trong năm.

B. Sự lệch hướng chuyển động.

C. Giờ trên Trái Đất.

D. Sự luân phiên ngày đêm.

Lời giải

Đáp án D.

Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục => Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.

Câu 11. Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do

A. sự luân phiên ngày đêm kế tiếp nhau.

B. Trái Đất tự quay từ Đông sang Tây.

C. trục Trái Đất nghiêng không đổi hướng.

D. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. Một ngày đêm.

B. Một năm.

C. Một tháng.

D. Một mùa.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/128, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là

A. 15 giờ.

B. 17 giờ.

C. 19 giờ.

D. 21 giờ.

Lời giải

Đáp án B.

Hà Nội (múi giờ số 7) và Luân Đôn (múi giờ số 0) chênh nhau: 7 giờ - 0 giờ = 7 giờ. Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn => Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 0 + số múi giờ chênh lệch = 10 giờ + 7 giờ = 17 giờ cùng ngày => Khi Luân Đôn đang là 10 giờ thì cùng lúc đó Hà Nội đang là 17 giờ cùng ngày.

Câu 14. Trục Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở vùng cực.

B. Một đường thẳng vuông gốc với Xích đạo cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.

C. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.

D. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở gần cực.

Lời giải

Đáp án C.

Trục quay của Trái Đất: Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định, nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 15. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Tín Phong sẽ bị lệch hướng trở thành hướng nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nam.

Lời giải

Đáp án A.

Ở bán cầu Bắc, do chịu tác động của lực Côriôlit => các vật thể chuyển động sẽ bị lệch phải. Do vậy, gió Tín Phong sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Bắc.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

I. Chuyển động tự quay quanh trục

- Hướng: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

- Thời gian: Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24h.

- Đặc điểm: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng. Trục này nối liền hai cực của Trái Đất và nghiêng một góc 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả | Chân trời sáng tạo

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Ngày đêm luân phiên

- Trái đất có dạng hình cầu.

- Chuyển động tự quay quanh trục từ tây sang đông.

-> Khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả | Chân trời sáng tạo

2. Giờ trên Trái Đất

- Khái niệm giời

+ Giời khu vực: Bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có 1 giờ riêng.

+ Giờ địa phương: Các kinh tuyến nằm trên cùng một kinh tuyến có cùng một giờ.

- Múi giờ gốc (múi giờ số 0) đi qua đài thiên văn Grin-uých ở thủ đô Luân Đôn (Anh).

- Cách tính giời

+ Những múi giờ nằm bên trái múi giờ 0 là giờ muộn hơn giờ quốc tế (GMT, -).

+ Những múi giờ nằm bên phải múi giờ 0 là giờ sớm hơn giờ quốc tế (GMT, +).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả | Chân trời sáng tạo

3. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

- Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì:

+ Ở nửa cầu bắc lệch về bên phải.

+ Ở nửa cầu nam lệch về bên trái

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả | Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Trắc nghiệm Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Trắc nghiệm Bài 7: Chuyển động tự quay quang trục của Trái Đất và hệ quả

Trắc nghiệm Bài 8: Thực hành xác định phương hướng ngoài thực tế

Trắc nghiệm Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

Đánh giá

0

0 đánh giá