Không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc là của những người hút thuốc xung quanh

1.6 K

Với giải Câu 5 trang 103 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Câu 5 trang 103 Sinh học 10Không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc là của những người hút thuốc xung quanh liệu chúng ta có nguy cơ bị bệnh ung thư không? Nếu có thì khả năng bị bệnh ung thư gì là cao nhất?

Phương pháp giải:

Nguyên nhân gây rối loạn quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là:

- Tác nhân gây đột biến ở môi trường bên ngoài cơ thể như khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh vật có trong các thực phẩm bị mốc, tia tử ngoại, nhiều loại hóa chất như chất độc màu da cam, tia phóng xạ,... 

- Tác nhân gây đột biến bên trong cơ thể như một số loại virus gây bệnh mãn tính (virus viêm gan B, virus gây viêm tử cung); các gốc tự do trong tế bào, sản phẩm của quá trình chuyển hóa và các chất độc hại mà cơ thể hấp thụ qua thức ăn hoặc từ các vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể.

Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gen phát sinh trong tế bào của cơ thể nên không di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gen đột biến được di truyền từ bố mẹ.

Lời giải:

- Khói thuốc là một tác nhân gây đột biến cho tế bào ở môi trường bên ngoài cơ thể. Do đó, dù không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc là của những người hút thuốc xung quanh thì chúng ta vẫn có nguy cơ bị bệnh ung thư.

- Nếu có thì khả năng bị bệnh ung thư phổi là cao nhất do khi ngửi khói thuốc lá thì khói thuốc chủ yếu sẽ đi vào trong phổi, tiếp xúc và tác động trực tiếp lên các tế bào ở đây.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Chu kì tế bào là

A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.

B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.

C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.

D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Đáp án đúng là: D

Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Câu 2: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là

A. G1, G2, S, nguyên phân.

B. G1, S, G2, nguyên phân.

C. S, G1, G2, nguyên phân.

D. G2, G1, S, nguyên phân.

Đáp án đúng là: B

Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là G1, S, G2, nguyên phân.

Câu 3: Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là

A. tăng kích thước tế bào.

B. nhân đôi DNA và NST.

C. tổng hợp các bào quan.

D. tổng hợp và tích lũy các chất.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là nhân đôi DNA dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 97 Sinh học 10: Ảnh bên* chụp tế bào ung thư ở cơ thể người. Tế bào ung thư được hình thành như thế nào?...

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Thí nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase

Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Bài 17: Giảm phân

Bài 18: Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

Bài 19: Công nghệ tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá