Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa gì

10.3 K

Với giải Câu 2 trang 103 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Câu 2 trang 103 Sinh học 10Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa gì? Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì điều gì xảy ra khi NST phân li ở kì sau?

Phương pháp giải:

Nguyên phân có 4 kì với diễn biến như sau:

- Kì đầu: thoi phân bào bắt đầu hình thành, NST co xoắn và màng nhân và hạch nhân tiêu biến.

- Kì giữa: các NST co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các vi ống của thoi phân bào đính vào 2 phía tâm động của NST.

- Kì sau: Hai chromatid chị em của mỗi NST kép bắt đầu tách rời nhau thành hai NST đơn và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực đối diện của tế bào. Đây là kì có thời gian ngắn nhất.

- Kì cuối: Các NST dãn xoắn, hạch nhân và màng nhân tái xuất hiện hình thành nhân mới; thoi phân bào tiêu biến.

Các kì của nguyên phân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên các sự kiện ở mỗi kì đều có ý nghĩa riêng.

Lời giải:

- Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa là: 

+ Việc co ngắn giúp NST dễ dàng xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào hơn.

+ Việc NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào: giúp tâm động của các NST kép dễ dàng tương tác đồng đều với các vi ống của thoi phân bào ở cả 2 phía. Nhờ đó, ở kì sau các NST đơn (thực chất là 2 chromatid tách rời nhau từ 1 NST kép) sẽ được phân chia đồng đều về 2 cực đối diện của tế bào theo sự co ngắn của vi ống.

- Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì khi NST phân li ở kì sau, cấu hình này có thể cản trở sự phân li đồng đều của NST về 2 cực đối diện của tế bào. Kết quả nguyên phân sẽ là tạo ra tế bào con mang đột biến NST.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Chu kì tế bào là

A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.

B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.

C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.

D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Đáp án đúng là: D

Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

Câu 2: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là

A. G1, G2, S, nguyên phân.

B. G1, S, G2, nguyên phân.

C. S, G1, G2, nguyên phân.

D. G2, G1, S, nguyên phân.

Đáp án đúng là: B

Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là G1, S, G2, nguyên phân.

Câu 3: Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là

A. tăng kích thước tế bào.

B. nhân đôi DNA và NST.

C. tổng hợp các bào quan.

D. tổng hợp và tích lũy các chất.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là nhân đôi DNA dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 97 Sinh học 10: Ảnh bên* chụp tế bào ung thư ở cơ thể người. Tế bào ung thư được hình thành như thế nào?...

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Thí nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase

Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Bài 17: Giảm phân

Bài 18: Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

Bài 19: Công nghệ tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá