So sánh phân giải hiếu khí và lên men trong tế bào động vật? Giải thích sự khác biệt này

5.2 K

Với giải Câu hỏi 4 trang 88 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào

Câu hỏi 4 trang 88 Sinh học 10: So sánh phân giải hiếu khí và lên men trong tế bào động vật? Giải thích sự khác biệt này.

Phương pháp giải:

  Phân giải hiếu khí và lên men đều là các quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, tức là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng. Một phần năng lượng giải phóng ra sẽ được tích lũy trong phân tử ATP và một phần giải phóng ra ở dạng nhiệt năng.

Lời giải:

* Điểm giống nhau giữa phân giải hiếu khí và lên men trong tế bào động vật là:

- Đều là con đường giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

- Đều có giai đoạn đường phân, xảy ra trong tế bào chất và không có sự tham gia của oxy. Trong quá trình này mỗi phân tử đường glucose 6 cacbon được phân giải thành 2 phân tử pyruvate 3 cacbon đồng thời tạo ra 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP.

- Đều có sự tham gia của chất nhận – chuyển electron trung gian là NAD+/NADH.

* Điểm khác nhau giữa phân giải hiếu khí và lên men trong tế bào động vật (lên men lactate) là:

Sinh học 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào | Giải Sinh 10 Kết nối tri thức  (ảnh 2)

Lý thuyết Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào

1. Khái niệm phân giải:

Phân giải là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng (một phần tích lũy trong ATP, một phần biến thành nhiệt năng giải phóng ra môi trường). 

Carbohydrate là nguyên liệu chính được tế bào sử dụng để phân giải.

Có 3 con đường phân giải đường: (1) Hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí); (2) Hô hấp kị khí; (3) Lên men.

2. Hô hấp tế bào:

Là quá trình phân giải hoàn toàn phân tử đường thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước với sự tham gia của O2, đồng thời giải phóng năng lượng cho các hoạt động của tế bào. 

Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào: 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào (ảnh 1)

Hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Krebs, chuỗi truyền electron như hình vẽ:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào (ảnh 2)
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào (ảnh 3)

 

Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, một phân tử glucose qua hô hấp hiếu khí có thể tạo được 36 - 38 phân tử ATP.

3. Lên men:

Là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và không có chuỗi truyền electron.

Gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào (ảnh 4)

Tế bào vi khuẩn có nhiều kiểu lên men, tế bào nhân thực có 2 kiểu lên men chính là lên men lactate và lên men etanol. Ở động vật và người chỉ có kiểu lên men lactate. 

Kết quả lên men chỉ tạo ra 2 ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 85 Sinh học 10: Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng ATP. Phân tử ATP giống như viên pin sạc. Vậy năng lượng nạp vào phân tử ATP để cung cấp cho các hoạt động sống được cơ thể lấy từ quá trình nào?

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng

Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào

Bài 15: Thí nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase

Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Bài 17: Giảm phân

Đánh giá

0

0 đánh giá