Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mad không phải dự trữ dưới dạng dễ sự dụng là glucose

11.3 K

Với giải Câu 5 trang 70 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Câu 5 trang 70 Sinh học 10Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mad không phải dự trữ dưới dạng dễ sự dụng là glucose?

Phương pháp giải:

Quan sát và so sánh cấu trúc của Glucose, Glycogen và tinh bột:

 (ảnh 7)

Lời giải:

* Động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose vì: 

- Ở động vật và người thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều, đòi hỏi nhièu năng lượng hơn do các hoạt động sống nên dự trữ năng lượng dưới dạng glicogen dễ huy động, dễ phân hủy và đây là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ.

- Glicogen dễ phân giải tạo năng lượng hơn tinh bột và bền hơn Glucose.

- Tinh bột cấu trúc phân nhánh, phần trăm chất không tan trong nước nhiều nên khó sử dụng.

- Glucose dễ phân giải khó dự trữ hơn glycogen.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan cao hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường

A. ưu trương.

B. đẳng trương.

C. nhược trương.

D. bão hoà.

Đáp án đúng là: A

Môi trường bên ngoài chứa nồng độ chất tan cao hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là môi trường ưu trương.

Câu 2: Cho tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó, chuyển tế bào này sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Môi trường A và môi trường B thuộc loại môi trường nào?

A. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.

B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.

C. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.

D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.

Đáp án đúng là: C

- A là môi trường ưu trương vì trong môi trường ưu trương, nước sẽ di chuyển từ tế bào ra môi trường gây nên hiện tượng co nguyên sinh.

- B là môi trường nhược trương vì trong môi trường nhược trương, nước sẽ di chuyển từ môi trường vào tế bào gây nên hiện tượng phản co nguyên sinh.

Câu 3: Một tế bào động vật và một tế bào thực vật được đặt trong nước cất. Tế bào động vật trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật trương lên nhưng không vỡ. Sự khác nhau này là do

A. tế bào động vật không có không bào trung tâm.

B. tế bào động vật không có thành tế bào.

C. tế bào thực vật có màng bán thấm.

D. thành tế bào thực vật có tính thấm hoàn toàn.

Đáp án đúng là: B

Nước cất là môi trường nhược trương đối với cả tế bào động vật và tế bào thực vật → Trong môi trường nước cất, nước sẽ đi từ ngoài môi trường vào trong tế bào:

- Tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi nhiều phân tử nước đi bào trong tế bào sẽ làm tế bào trương lên và gây ra áp lực nên thành tế bào dẫn đến ngăn cản các phân tử nước khác đi bào → Tế bào thực vật bị trương lên nhưng không vỡ.

- Tế bào động vật không có thành tế bào nên quá nhiều phân tử nước ồ ạt đi vào tế bào sẽ gây hiện tượng tan bào (tế bào bị phá vỡ).

Xem thêm lời giải bài tập Sinh Học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 2 trang 67 Sinh học 10Nêu đặc điểm của vận chuyển thụ động. Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường...

Câu hỏi 3 trang 67 Sinh học 10Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?...

Câu hỏi 4 trang 67 Sinh học 10Thẩm thấu là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương? Giải thích...

Câu hỏi 1 trang 68 Sinh học 10Thế nào là vận chuyển chủ động?...

Câu hỏi 2 trang 68 Sinh học 10Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động...
 
Câu hỏi 1 trang 69 Sinh học 10Phân biệt thực bào, ẩm bào và xuất bào....
Đánh giá

0

0 đánh giá