Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 28: Lực ma sát. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 28: Lực ma sát
Phần 1: 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 28: Lực ma sát
Câu 1: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là
A. ma sát trượt
B. ma sát nghỉ
C. ma sát lăn
D. lực quán tính
Lời giải
Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực ma sát lăn.
Chọn đáp án C
Câu 2: Chọn câu đúng khi nói về lực ma sát:
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
Lời giải
A – sai, vì lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động
B – sai, khi vật chuyển nhanh dần lên, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
C – sai, Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
D - đúng
Chọn đáp án D
Câu 3: Cho các hiện tượng sau:
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)
Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa chân và sàn rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này có ích.
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy khi đó lực ma sát giữa lốp và mặt đường quá nhỏ nên bánh xa bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong hiện tượng này có ích.
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót vì ma sát giữa giày và đường lớn nên làm đế giày bị mòn. Ma sát trong hiện tượng này có hại.
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò) để tăng ma sát giữa dây cung với dây đàn nhị, nhờ vậy nhị kêu to hơn. Ma sát trong hiện tượng này có ích.
Chọn đáp án C
Câu 4: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:
A. tăng ma sát
B. giảm ma sát
C. tăng quán tính
D. giảm quán tính
Lời giải
Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để tăng ma sát.
Chọn đáp án A
Câu 5: Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:
A. Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay
B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau
C. Ma sát giữa máy mài và vật được mài
D. Tất cả các trường hợp trên
Lời giải
A – ma sát có lợi
B – ma sát có hại, vì làm mòn xích và đĩa
C – ma sát có lợi
Chọn đáp án B
Câu 6: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để
A. tăng ma sát nghỉ
B. tăng ma sát trượt
C. tăng quán tính
D. tăng ma sát lăn
Lời giải
Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt.
Chọn đáp án B
Câu 7: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Lời giải
A – lực đàn hồi
B – lực ma sát lăn
C – lực ma sát trượt
D – lực ma sát trượt
Chọn đáp án A
Câu 8: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Lời giải
A – ma sát có hại vì làm mòn lốp xe
B – ma sát có lợi vì giúp thúc đẩy chuyển động
C – ma sát có hại vì làm mòn trục và bánh xe
D – ma sát có hại vì làm cản trở chuyển động của vật
Chọn đáp án B
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
D. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
Lời giải
A – đúng
B – sai, vì khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy để giúp vật dừng lại.
C – sai, vì khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy, thì vật mới tăng tốc độ được.
D – sai, vì lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác
Chọn đáp án A
Câu 10: Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?
A. Không so sánh được.
B. Lăn vật
C. Cả 2 cách như nhau
D. Kéo vật
Lời giải
Ta có, lực ma sát trượt lớn hơn lực ma sát lăn
=> cách kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có lực ma sát lớn hơn cách lăn vật trên mặt phẳng nghiêng.
Chọn đáp án D
Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 28: Lực ma sát
1. Lực ma sát trượt
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt trên nhau, cản trở chuyển động của chúng.
- Ví dụ:
Lực ma sát trượt xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe.
2. Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.
- Ví dụ:
3. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc
- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
4. Ma sát và chuyển động
Trong cuộc sống, ma sát có thể cản trở nhưng cũng có thể giúp thúc đẩy chuyển động.
a. Làm giảm ma sát
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi ta muốn đẩy thùng, cách khắc phục là dùng xe lăn để giảm lực ma sát.
- Lực ma sát cản trở chuyển động của cần kéo nhị vào dây cung, cách khắc phục là phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
b. Làm tăng ma sát
- Lực ma sát giúp ta viết phấn lên bảng được dễ dàng hơn.
- Lực ma sát giúp các hành lí nằm yên trên băng chuyền, để vận chuyển được dễ dàng hơn.
c. Ma sát và an toàn giao thông
Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.
5. Lực cản của nước
Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.
Ví dụ:
Bơi ở dưới nước ta cảm thấy bị cản trở nhiều hơn trên cạn.
Xem thêm các bài trắc nghiệm KHTN lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Trắc nghiệm Bài 28: Lực ma sát
Trắc nghiệm Bài 29: Lực hấp dẫn
Trắc nghiệm Bài 30: Các dạng năng lượng
Trắc nghiệm Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng