Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân sách Cánh diều. Bài viết gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Khóa lưỡng phân. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân
Phần 1: 5 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân
Câu 1: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?
A. Có lông vũ và không có lông vũ B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh D. Biết bay và không biết bay
Đáp án: D
- Chim gõ kiến và chim đà điểu có các đặc điểm giống nhau là: có lông vũ, có mỏ và có cánh.
- Điểm khác nhau (đối lập) của hai loài chim này là chim gõ kiến biết bay còn đà điểu không biết bay.
Câu 2: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5) B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (5)
Đáp án: C
Các đặc điểm (4), (5), (6) không phải là đặc điểm phân loại vì:
(4) Sai vì cả 4 loài trên đều có thể hô hấp bằng phổi
(5) Sai vì cả 4 loài trên đều có thể sống trên cạn
(6) Sai vì cá 4 loài trên đều phân tính
Câu 3: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Đáp án: A
Khi xây dựng khóa lưỡng phân cần xác định đặc điểm đối lập của các nhóm thực vật nếu không sẽ bị rối khi phân chia.
Câu 4: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Đáp án: C
Người ta sẽ chỉ dừng sử dụng khóa lưỡng phân khi đã phân loại được triệt để các loài sinh vật.
Câu 5: Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4)
C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4)
Đáp án: B
Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta sẽ bắt đầu bằng việc lựa chọn các đặc điểm để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm. Sau đó sẽ tiếp tục các làm như vậy ở các nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài. Cuối cùng thì sẽ lập sơ đồ phân loại các loài sinh vật.
Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 15: Khóa lưỡng phân
I. Sử dụng khóa lưỡng phân trong phân loại sinh vật
- Khóa lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm, dựa trên sự giống hoặc khác nhau ở mỗi đặc điểm của sinh vật.
II. Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
Xây dựng cây phân loại và khóa lưỡng phân một số cây có trong vườn trường hoặc công viên
Chuẩn bị
- Giấy, bút và kính lúp cầm tay
Tiến hành
Nhận biết các cây trong vườn
- Lập danh sách các cây có trong vườn (nên chọn ít nhất bốn cây)
- Phân chia các cây có cùng đặc điểm giống nhau thành từng nhóm
Xây dựng cây phân loại
- Dựa vào các đặc điểm giống nhau, phân chia các cây thành nhóm theo gợi ý trong hình 15.4.
Xây dựng khóa lưỡng phân
- Dựa trên cây phân loại, xây dựng khóa lưỡng phân theo gợi ý trong bảng 15.3.
Báo cáo kết quả
- Hoàn thành báo cáo theo yêu cầu
Xem thêm các bài trắc nghiệm KHTN lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 14: Phân loại thế giới sống
Trắc nghiệm Bài 15: Khóa lưỡng phân
Trắc nghiệm Bài 16: Virus và vi khuẩn
Trắc nghiệm Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
Trắc nghiệm Bài 18: Đa dạng nấm