Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua

127

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập phần tiếng Việt lớp 5 (cả 3 bộ sách) có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các bạn đón xem:

Bộ 500 câu hỏi ôn tập phần tiếng Việt lớp 5 (có lời giải chi tiết)

Câu hỏi: Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?

(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

(Theo Băng Sơn)

Lời giải:

- Câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ: Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

– Từ có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ là: nhưng

Tìm hiểu thêm về câu đơn câu ghép:

Câu đơn:

– Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ.

- Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn.

Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.

Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ).

- Ví dụ:

+) Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động?

+) Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động)

- Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. Ví dụ:

+) Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi)

+) Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ)

+) Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. (xác định thời gian)

+) Mưa. (xác định cảnh tượng)

+) Hà Nội. (xác định nơi chốn)

+) Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (liệt kê sự vật, hiện tượng)

- Lưu ý: Câu đặc biệt khác với câu đảo CN - VN: Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C - V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh. Ví dụ:

+) Trên trời, có đám mây xanh. (Câu đặc biệt)

+) Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta. (Câu đảo CN - VN)

+) Mưa! Mưa! (Câu đặc biệt)

+) (Hôm nay trời thế nào?) - Mưa. (Câu rút gọn)

Câu ghép:

– Câu ghép là câu gồm các cụm chủ ngữ – vị ngữ ghép lại. Mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong câu ghép được gọi là một vế câu. Các vế trong câu ghép có sự kết nối chặt chẽ với nhau.

- Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:

Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối.

Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

- Có các dạng bài tập về câu ghép sau:

Dạng 1: Phân biệt câu đơn câu ghép, xác định chủ ngữ vị ngữ. Với dạng bài tập như thế này cần bổ sung lại cho các em về định nghĩa như thế nào là câu đơn, câu ghép. Dấu hiệu của chủ ngữ vị ngữ. Định nghĩa chủ ngữ vị ngữ, chức năng của chủ ngữ vị ngữ trong câu.

Dạng 2: Phân loại các câu đã cho thành câu đơn, câu ghép.

Dạng 3: Tách câu ghép thành câu đơn.

Dạng 4: Điền câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép.

Dạng 5: Xác định cách nối vế trong câu ghép.

Đánh giá

0

0 đánh giá