Tài liệu tác giả tác phẩm Đợi mưa trên đảo sinh tồn Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Đợi mưa trên đảo sinh tồn lớp 12.
Tác giả tác phẩm: Đợi mưa trên đảo sinh tồn - Ngữ văn 12
I. Tác giả Trần Đăng Khoa
- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ, nhà báo, quê ở Hải Dương. Từ nhỏ, ông được xem là "thần đồng thơ ca" với các tập thơ Từ góc sân nhà em (1968), Góc sân và khoảng trời (1968), Thơ Trẩn Đăng Khoa (1970),...
- Ngoài ra, ông còn có các tác phẩm: Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998), Đảo chìm (tập truyện - kí, 2000), ...
1. Thể loại
- Tác phẩm Đợi mưa trên đảo sinh tồn thuộc thể loại: thơ tự do.
2. Xuất xứ
- Theo Thơ chọn lọc, NXB Văn học, 2004.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Khổ 1: Thời gian, không gian và điều kiện hoàn cảnh sống khi ấy.
- Khổ 2: Tâm trạng của người lính cụ hồ.
- Khổ còn lại: Tình yêu đối với nơi đảo ấy.
5. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện tâm trạng đợi mưa của các chiễn sĩ trên đảo Sinh Tồn.
6. Giá trị nghệ thuật
- Lời thơ gần gũi, sử dụng các biện pháp tu từ linh động.
1. Tâm trạng đợi mưa của các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn
- Mong ước, khao khát mưa rơi: Thắc thỏm niềm vui không nói hết, Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt; Mưa cho táo bạo; Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy/ Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi; Mặt chúng tôi ngửa lên như đất; Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi;…
- Hình dung nếu có mưa rơi: Khao nhau; như con cá rô rạch nước đón mưa rào; không cạo đầu, để tóc lên như coe; bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt; trụi trần nhảy choi choi trên cát, giãy giụa tơi bời trên mặt cát, úp miệng vào tay;…
- Cảm xúc nếu không có mưa rơi: Dẫu chẳng mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo; Đảo vẫn dinh tồn trên đại dương gió bão…
=> Cách thể hiện tâm trạng đợi mưa của các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn rất đặc sắc. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng hồi hộp, mong chờ, khát khao mãnh liệt một cơn mưa và niềm vui sướng trong tưởng tượng nếu như có mưa; biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng để nhằm nhấn mạnh ước mơ cháy bỏng, niềm vui trong tưởng tượng sẽ thành hiện thực do cơn mưa mang đến; biện pháp tu từ so sánh để thể hiện niềm vui mãnh liệt nếu có mưa rời và quyết tâm sinh tồn trên đảo của các chiến sĩ dù cho cơn mưa không đến.
2. Cơn mưa trong tâm tưởng của các chiến sĩ và trong thực tế
- Trong tâm tưởng của các chiến sĩ: Những màu mây sẽ thôi không héo quắt; đá san hô sẽ nảy lên cỏ xanh; đảo xa khơi sẽ hóa đất liền, Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng…
- Hoàn cảnh thực tế: Cơn mưa thăm thẳm xa khơi, ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời, cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển; Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùn/ Chập chờn bay phía xa khơi; Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi, Mưa yểu điệu như một nàng chông chúa;…
=> Nguyên tắc các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn mong mưa: Nếu có mưa thì cảnh quan trên đảo Sinh Tồn sẽ hồi sinh mãnh liệt, cuộc sống của các chiến sĩ sẽ vơi bớt sự khắc nghiệt và vất vả. Ngoài ra, đối với họ, mong mưa trên đảo Sinh Tồn cũng là một niềm vui đón đợi, niềm hi vọng mãnh liệt.
IV. Đọc tác phẩm: Đợi mưa trên đảo sinh tồn
Đợi mưa trên đảo sinh tồn
Trần Đăng Khoa
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi con mưa thăm thẳm xa khơi
Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Những màu mây sẽ thôi không héo quắt
Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền
Chúng tôi không cạo dầu, để tóc lên như cỏ
Rồi khảo nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt
Ôi, ước gì được thấy mưa rơi...
Con mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời...
Ôi, ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên cát
Giãy giụa toi bởi trên mặt cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo
Mưa đủ! Mưa di Mua cho táo bạo, tạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng
Chập chờn bay phía xa khơi...
Chúng tôi ngồi ôm súng dọi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi... mưa li ti... cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một hạt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều...
Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khỏi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mua chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui
đón đợi…
1982
(Trần Đăng Khoa, Thơ chọn lọc, NXB Văn học, 2004, tr. 362–364)
V. Văn mẫu