Tài liệu tác giả tác phẩm Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết lớp 12.
Tác giả tác phẩm: Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết - Ngữ văn 12
I. Tác giả Hà Trang
- Theo Hà Trang.
1. Thể loại
- Tác phẩm Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết thuộc thể loại: văn bản thông tin.
2. Xuất xứ
- Theo (https://dantri.com.vn/van-hoa/tan-mat-khuon-duc-dong-co-loa-no-than-khong-chi-la-truyen-thuyet-20211216075733108.htm, truy cập ngày 08/03/ 2023)
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.
4. Tóm tắt
Văn bản mang đến thông tin về thành Cổ Loa: Miêu tả hiện trạng của di thích lò đúc và mười một mang khuôn đúc bằng đá, giới thiệu về hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đổng ở Cổ Loa để khẳng định sự tồn tại của Nỏ thần trong lịch sử.
5. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến … An Dương Vương): giới thiệu về nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa.
- Phần 2 (đoạn còn lại): những công nhận về những di vật.
6. Giá trị nội dung
- Văn bản mang đến thông tin về thành Cổ Loa: Miêu tả hiện trạng của di thích lò đúc và mười một mang khuôn đúc bằng đá, giới thiệu về hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đổng ở Cổ Loa để khẳng định sự tồn tại của Nỏ thần trong lịch sử.
7. Giá trị nghệ thuật
- Thông tin xác đáng, chân thực.
1. Các thông tin chính của văn bản
- Nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa ... trong tiến trình lịch sử dân tộc: Giới thiệu khái quát nơi trưng bày bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa.
- Những bảo vật này được phát hiện ... viết là "A", tạm dịch là "Người": Giới thiệu hoàn cảnh phát hiện bộ sưu tập và mô tả chi tiết một số hiện vật trong bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cố Loa.
- Ông Hoàng Công Huy ... được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia: Trình bày dữ liệu cho thấy giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa.
- Hàng nghìn di vật mũi tên đồng ... cùng lúc nhiều mũi tên là có thật: Khẳng định sự tồn tại có thật của "nỏ thần" trong lịch sử.
- Văn bản đã sử dụng kiểu bố cục: trật tự logic, với những biểu hiện cụ thể như sau:
- Phân loại đối tượng: Miêu tả hiện trạng của di tích lò đúc và mười một mang khuôn đúc băng đá.
- Quan hệ nhân quả: Giới thiệu về hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa để khẳng định sự tốn tại có thật của "nô thần" trong lịch sử.
2. Tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin
- Dữ liệu có tính mới mẻ, cập nhật vì bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa là những di vật được phát hiện mới nhất (2004 - 2007) trong số những chứng tích được tìm thấy có liên quan đến kĩ thuật đúc đồng của người Việt ở giai đoạn Cổ Loa - thời kì An Dương Vương (hai hiện tượng khảo cổ học có liên quan được phát hiện trước đó là kho mũi tên đồng ở Cầu Vực (1959) và trống đồng, lưỡi cày đồng ở Mả Tre (1982)).
- Dữ liệu, thông tin được trình bày có tính thuyết phục và độ tin cậy cao vì được trích xuất từ nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa và một số nhận định do ông Hoàng Công Huy - lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cố Loa cung cấp cùng với Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ sưu tập khuôn đúc Cô Lao là Bảo vật Quốc gia.
- Những hiện vật liên quan đến khuôn đúc đồng Cổ Loa đều được trưng bày tại Khu di tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội).
IV. Đọc tác phẩm: Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết
Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết
Theo Hà Trang
Dấu tích khu lò đúc đồng và nhiều khuôn đúc mũi tên bằng đá ở di tích Cổ Loa là chứng tích vật chất quan trọng cho thấy việc sáng chế ra loại nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên là có thật.
Nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang lưu giữ những khuôn đá sa thạch dùng để đúc mũi tên và lao đồng có niên đại thuộc văn hoá Đông Sơn – sơ kì thời đại đồ sắt, thuộc thế kỉ III – II trước Công nguyên. Đó là giai đoạn được các nhà khảo cổ học định danh là giai đoạn Cổ Loa – thời kì vua An Dương Vương đóng đô ở ngôi thành Cổ Loa và nhà nước Âu Lạc trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Những bảo vật này được phát hiện cùng với di tích lò đúc đồng khi Viện Khảo cổ học phối hợp với Ban Quản lí Di tích và Danh thắng Hà Nội dào thảm sát" và khai quật khảo cổ học trước khi trùng tu di tích đền Thượng ở Cổ Loa từ năm 2004 – 2007.
Di tích lò đúc còn rõ cấu trúc đường ống dẫn gió vào lò, những tàn tích than tro của nhiên liệu đốt đậm đặc, kết hợp với những mang khuôn' nguyên vẹn, mang khuôn vỡ, phác vật khuôn, phế vật, phế thải bỏ lại trong quá trình làm khuôn và nhiều đá nguyên liệu chế tạo khuôn cùng những mũi tên đồng, mảnh nồi nấu, xỉ đồng.
Trong số mười một mang khuôn đúc bằng đá được tìm thấy có mười mang khuôn đúc mũi tên ba cạnh và một mang đúc mũi lao hình cánh én. Theo các chuyên gia, đây là những hiện vật gốc, độc bản được phát hiện ở Việt Nam, có giá trị đặc biệt, được tôn xưng bằng một danh từ riêng; mũi tên đồng Cổ Loa. Phát hiện này vô cùng quan trọng và có giá trị để giải mã bí mật huyền thoại về nỏ thần thời kì An Dương Vương.
Trong số mười mang khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh, có hai mang khuôn mặt ngoài được mài nhẵn và khắc chìm chữ Hán. Điều này cho thấy nhà nước Âu Lạc, thời kì An Dương Vương dùng chữ Hán để khắc trên các hiện vật quan trọng như khuôn đúc, trống đồng.
Mặt ngoài của mỗi mảnh mang dược tạo hình đã định qua những nhát ghè đẽo sơ sài, đôi chỗ được mài sơ bộ. Mặt trong dược chế tác kĩ lưỡng hơn rất nhiều với kĩ thuật khắc, dục, mài, tu chỉnh để khi hai hoặc ba mảnh mang ráp vào nhau sẽ tạo thành một sự trùng khít lí tưởng.
Trong số này, có hai mang khuôn khắc minh văn (chữ Hán), có một mặt ngoài được mài nhẵn, rìa cạnh khắc chữ. Do mang khuôn không còn nguyên vẹn nên chỉ còn hai chữ, trong đó có một chữ còn rõ là “Thần”, viết là “E”, tạm dịch là “Quan”. Chữ còn lại không rõ nghĩa, có mặt ngoài dược mài nhẵn, trên có chữ “Nhân”, viết là “ A”, tạm dịch là “Người”.
Ông Hoàng Công Huy – lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cổ Loa – cho biết, bộ sưu tập này là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao liên quan đến sự kiện trọng đại của đất nước, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
Bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên đồng là hiện tượng khảo cổ học thứ ba ở Cổ Loa, sau kho mũi tên đồng Cầu Vực và trống đồng, lưỡi cày đồng Mả Tre”. “Cả ba hiện tượng khảo cổ nổi tiếng này đều liên quan đến nhau, phản ánh hai thành tựu nổi bật của nhà nước Âu Lạc, đó là luyện kim, đúc đồng và nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt cổ. Sưu tập khuôn đúc ở đền Thượng đã đi vào nhiều công trình nghiên cứu khảo cổ học”, ông Huy nói và cho biết, ngày 31/12/2020, bộ sưu tập khuôn đúc Cổ Loa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia
theo Quyết định số 2283/QĐ-TTg.
V. Văn mẫu
Đề bài: Tìm đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử.
Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy mang đến cho tôi nhiều ấn tượng. Nỏ thần không chỉ là một công cụ chiến đấu, mà còn là biểu tượng của sự thông minh và sự sáng tạo. Trong truyền thuyết, An Dương Vương đã sử dụng nỏ thần để xây dựng thành Cổ Loa, một công trình kiến trúc vĩ đại, thể hiện khả năng kỹ thuật và tư duy sáng tạo của người Việt Nam. Trên thực tế lịch sử, hình ảnh nỏ thần cũng được sử dụng trong các cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước và tự do của dân tộc. Nó trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiên cường của người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày.