Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc - Nguyễn Ái Quốc - Nội dung, tác giả, tác phẩm

239

Tài liệu tác giả tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cảnh rừng Việt Bắc lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Cảnh rừng Việt Bắc - Ngữ văn 12

I. Tác giả Nguyễn Ái Quốc

Văn bản  - Nguyễn Ái Quốc - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1890-1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê quán làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyềnTưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.

II. Tìm hiểu văn bản Cảnh rừng Việt Bắc

1. Thể loại

- Tác phẩm Cảnh rừng Việt Bắc thuộc thể loại: thất ngôn bát cú.

2. Xuất xứ

- Theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.376.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (Hai cầu đề): Cảnh thiên nhiên Việt Bắc.

- Phần 2 (Hai câu thực): Việc ăn uống tại Việt Bắc.

- Phần 3 (Hai câu luận) Sự lạc quan của Bác.

- Phần 4 (Hai câu kết): Niềm tin của Bác vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ tràn đầy sự lạc quan, giản dị, nghị lực của Bác. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn ở chiến khu Việt Bắc nhưng Bác vẫn hướng lòng mình đến thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp của tự nhiên khiến lòng Người luôn tràn đầy năng lượng mới.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú

- Ngôn từ gần gũi, giản dị, hình ảnh thơ trong sáng, dễ hiểu.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cảnh rừng Việt Bắc

1. Hai câu đề

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

- Bác miêu tả cảnh rừng Việt Bắc trông thật gần gũi và tươi sáng. Thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.

Cảnh rừng Việt Bắc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Hai câu thực

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay,

- Diễn tả cuộc sống nơi đây rất bình dị, gần gũi, thể hiện sự giản dị trong ăn uống của Bác.

3. Hai câu luận

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

=> Đây là sự tiếp nối hai câu luận, thông qua đó ta càng thấy cảnh với người, thực tại gần lại nhau, quyện lại nhau.

4. Hai câu kết

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

=> Niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến để có dịp trở lại với non nước, núi rừng Việt Bắc, nơi đã che chở, bảo bọc Cách mạng.

IV. Đọc tác phẩm: Cảnh rừng Việt Bắc

Cảnh rừng Việt Bắc

Hồ Chí Minh

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

1947

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 376)

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá