Văn bản Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) - Phạm Huy Thông - Nội dung, tác giả, tác phẩm

152

Tài liệu tác giả tác phẩm Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) - Ngữ văn 12

I. Tác giả Phạm Huy Thông

Văn bản  -  - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Phạm Huy Thông (1916 - 1988): gliáo sư, nhà thơ, nhà giáo, dịch giả và nhà khoa học xã hội Việt Nam. Ở đoạn đẩu bài giới thiệu tập sách (Mấy lời nói đầu), Phạm Huy Thông nhận định: "Hồ Chủ tịch đă viết "Nhật kí trong tù" với phong cách Đường Tống thì Người cũng đã viết những truyện và kí bằng tiếng Pháp này như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, rất điêu luyện, rất Pháp".

II. Tìm hiểu văn bản Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

1. Thể loại

- Tác phẩm Giá trị của tập Truyện và kí thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

2. Xuất xứ

- Theo Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967, tr.60.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Tóm tắt

Văn bản bàn luận về giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc): giới thiệu về tập truyện, kí và nội dung giá trị của nó.

5. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến hương vị đồng quê đất Việt): Giới thiệu chung về sáu bài truyện và kí

- Phần 2 (tiếp theo đến những tác phẩm tuyệt vời này): Nội dung đặc sắc trong sáu bài truyện và kí

- Phần 3 (còn lại): Nghệ thuật trong sáu bài truyện và kí

6. Giá trị nội dung

- Văn bản bàn luận về giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc): giới thiệu về tập truyện, kí và nội dung giá trị của nó.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận, lí lẽ xác đáng, thuyết phục.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

1. Nhận xét về ngôn ngữ nghị luận trong văn bản

- Sử dụng ngôn ngữ có tính công khai về chính kiến, lập trường, quan điểm: nhìn vấn đề với tư cách chủ quan.

- Ngôn ngữ mang tính chặt chẽ, hàm súc: luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực.

- Sử dụng ngôn ngữ có tính truyền cảm

- Sử dụng nhiều câu khẳng định, phủ định. Câu khẳng định khẳng định truyền thống cách mạng của nhân dân ta, câu phủ định bác bỏ những luận điệu đểu cáng, xảo trá của thực dân Pháp.

Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập Truyện và kí

- Đề tài: đề tài cách mạng.

- Nội dung:

+ Nhằm vạch trần thủ đoạn xảo trá của bọn thực dân.

+ Biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn cách mạng, bút pháp châm biếm.

- Một số thao tác nghị luận trong văn bản như: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ

- Tác dụng:

+ Làm tăng tính xác thực cho văn bản, giúp người đọc có thêm những hiểu biết về tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm.

+ Qua đó làm nổi bật lên những giá trị đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tập truyện và kí.

3. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

- Ý kiến Điểm nổi bật trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng là một cách nhìn sâu sắc về phong cách sáng tác của Bác, đã nêu bật sự kết hợp giữa tính lãng mạn và cách mạng trong tác phẩm của Người.

+ Tính lãng mạn cách mạng giúp tác phẩm của Hồ Chí Minh trở nên đặc sắc, gợi lên tình cảm sâu lắng và ý chí cách mạng mạnh mẽ.

+ Phản ánh, nhận thức một cách hiểu biết và đánh giá đúng về phong cách sáng tác, tầm quan trọng của Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam.

- Ý kiến ... xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng là một ý kiến chính xác.

+ Cả cuộc đời của Bác Hồ luôn hướng về nhân dân, đau đáu về sự nghiệp giải phóng đất nước, đưa dân tộc thoát khỏi cảnh áp bức, lầm than. Bởi vậy, ngay cả trong chặng đường sáng tác văn học của Người, lòng yêu nước thiết tha và sự khao khát giải phóng dân tộc.

+ Một số truyện, ký mà Người viết trong thời kỳ hoạt động trên đất Pháp những năm 20 của thế kỷ XX như: Pari (1922- Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922- Nhân đạo), Vi hành (1923- Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924- Người cùng khổ), Con rùa (1925- Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925- Người cùng khổ)…

=> Tất cả các sáng tác đều phản ánh sáng tạo hiện thực và lịch sử. Nó như là một thứ vũ khí lợi hại góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang, to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

IV. Đọc tác phẩm: Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

Phạm Huy Thông

[…]

Sáu bài cô đọng mà phong phú, kể chuyện khắp năm châu. Khắp năm châu mà trước hết là Việt Nam. Từ những tin thời sự nóng hổi như việc bổ nhiệm tên toàn quyền Va-ren, một cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân nước Bo-ra-xin (Brazil), đến giấc mơ hình dung lại toàn bộ lịch sử oai hùng chống xâm lăng của dân tộc ta, đến viễn cảnh thế giới thoát ách thực dân đế quốc tưng bừng hạnh phúc ở ngưỡng của thế kỉ thứ XXI. Bên những câu chuyện dí dỏm hay chua chát tố cáo, sắc bén, những thủ đoạn cai trị khi tàn bạo, khi quỷ quyệt của thực dân, đây là một thứ ngụ ngôn cổ vũ và hướng dẫn đấu tranh không riêng gì ở nước ta, nhưng lại đậm đà hương vị đồng quê đất Việt. […]

Loại truyện và kí này vui, nhẹ, thoải mái, thoạt đọc như mạn đàm, phóng bút, mà chứa đựng một nội dung tư tưởng cao cả và sâu sắc, lại được viết dưới một hình thức văn nghệ dễ tiếp thụ, thấm thía, có một ý nghĩa giáo dục to lớn.

Hồ Chủ tịch đả kích một cách chua cay – do đó rất mạnh mẽ – vào kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng thuộc địa nói chung, là đế quốc thực dân và bè lũ tay sai phong kiến. Người vạch trần bộ mặt gian ác của bọn thực dân, hun khói và chặt đầu người không gớm tay', lại mè nheo của đút, đến con gà, quả trứng cũng không từ, nhưng luôn mồm giả nhân giả nghĩa nói những câu chuyện “khai hoá và công lí”. Người cũng giáng một đòn đích đáng vào bọn vua quan phong kiến quỳ gối, ôm chân đế quốc, bám lấy lợi lộc đê tiện trong cuộc sống ươn hèn, bị “trời đoạn tuyệt, tổ tiên từ bỏ, nhân dân ruồng rẫy”.

Mặt khác, Người biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tự hào có một quốc sử “treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn”. Nước ta xưa có nhiều anh hùng, nhưng nước ta không phải chỉ có những anh hùng xưa... Chính Người, bôn ba tìm con đường cách mạng, nhờ ánh sáng của Cách mạng tháng Mười thấy được phương hướng tiến lên giành độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Chính Người là anh hùng dân tộc vì những Người không nói đến mình, mà cảm phục Phan Bội Châu, “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, và cảm động nhận thấy ở thái độ của nhân dân ta tôn sùng cụ Phan một thước đo chính xác, đo phẩm chất của dân tộc ta rất cao quý, kể cả khi đang bị đày đoạ trong vòng nô lệ. [...]

Với nội dung tư tưởng và tình cảm phong phú, cốt truyện, khung cảnh và hình thức văn nghệ muôn hình sắc, truyện và kí của Hồ Chủ tịch được ưa thích vì đa dạng. Đa dạng như cuộc sống. Thế nhưng xét toàn bộ số bài này, hơn nữa xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng. Mà đây cũng lại là một lí do khác để người đọc ưa thích sáng tác của Người! Nhất quán và phong phú bổ sung cho nhau. Cũng như tư tưởng và nghệ thuật quyện làm một, chứ không phải chỉ điểm tổ nhau, để trở nên những tác phẩm tuyệt vời này.

Điểm nổi nét trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng. Trí tưởng tượng của người cầm bút nhờ ngọn gió lãng mạn mà được chắp cánh bay bổng, nhưng không phải để lạc loài đến những thế giới xa lạ, huyễn hoặc, mà để tiến thẳng, tiến nhanh đến những chân trời rất hiện thực. Một lần nữa cần trở lại hình ảnh điển hình của cụ Ki-men-gô châu Phi. Người làm cách mạng, nắm được quy luật phát triển của xã hội [...]. Nhưng còn cần tài ba của nghệ sĩ mới dựng nên được, giữa rừng cờ đỏ, sống, thật và sắc sảo nhường ấy, Ki-men-gô, lãnh tụ cách mạng, “đáng tôn kính và được tôn kính”, “một trong số hiếm những người đã chịu gian khổ lớn để gieo hạt và được hưởng hạnh phúc lớn gặt vụ mùa thắng lợi”. Khi phác hoạ một chân dung vĩ đại và nên thơ như thế, với niềm tin ở tương lai huy hoàng, cũng như khi hư cấu một cặp tình nhân thủ thỉ, một anh lính dõng tò mò, để lấy cớ tạo nên những cảnh huống đả được đau nhất Khải Định, Va-ren cùng đồng bọn đáng ghét, là (tác giả) đều phải mơ cách mạng ngày đêm, ước mong cách mạng mãnh liệt, tưởng tượng không ngừng về cách mạng.

Để giúp cho tài nghệ được phát huy theo hướng sáng tác phóng khoáng đó, Người sẵn có một vốn kiến thức cổ kim, đông tây uyên bác. Không phải chỉ kiến thức học vấn cao xa, mà cả những hiểu biết chi li hằng ngày. Truyện và kí vận dụng những khái niệm “dương cửu” và “mệnh trời” trong triết lí phương Đông cổ nhưng cũng nói đến chế độ đăng bạn của công nhân hàng hải trong giao lưu quốc tế, những mánh khoé câu khách bằng tin vặt giật gân của báo chí trong xã hội tư bản, những thói ăn chơi ở các hộp đêm Pa-ri hoa lệ,...

Hồ Chủ tịch dùng tiếng Pháp, gọi là bất đắc dĩ cũng được, nhưng thật ra phải nói là cần thiết. Để thấu những đối tượng cụ thể, để đạt những mục tiêu thiết thục. Dùng tiếng Pháp, Người nắm ngôn ngữ Pháp vững vàng, sử dụng ngôn ngữ Pháp tế nhị. Hơn nữa, Người thâm nhập lối tư duy Pháp. Bút pháp sở trường của Người ở đây là châm biếm. Trong chừng mực nào nụ cười của Người xuất phát từ phong cách trào lộng của Người, trong chừng mực nào từ tính tình hài hước của người Pháp?

(Trích Mấy lời nói đầu, in trong Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc), Phạm Huy Thông dịch và giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1974, tr. 9 – 14)

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá