Tài liệu tác giả tác phẩm Ngày 30 Tết Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Ngày 30 Tết lớp 12.
Tác giả tác phẩm: Ngày 30 Tết - Ngữ văn 12
I. Tác giả Ma Văn Kháng
- Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936, quê ở Hà Nội, từng là giáo viên ở Lào Cai và Phó Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài,...
- Ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1988 và Giải thưởng Nhà nước vể văn học nghệ thuật năm 2001.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Đổng bac trăng hoa xỏe (tiểu thuyết, năm 1979), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, năm 1985), Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn, năm 1986), ...
1. Thể loại
- Tác phẩm Ngày 30 Tết thuộc thể loại: tiểu thuyết.
2. Xuất xứ
- In trong Mùa lá rụng trong vườn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985, tr73-81.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, thuyết minh.
4. Tóm tắt
Văn bản kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chị Hoài và gia đình chồng cũ trong chiều 30 Tết. Chị Hoài, con dâu cũ của ông Bằng, đã bước tiếp vào cuộc sống mới và có một gia đình riêng. Tác phẩm lấy bối cảnh Hà Nội sau những năm chiến tranh, phản ánh những thay đổi trong xã hội và cuộc sống gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu.
5. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến…trách cứ): Lý và Phượng ao ước được gặp Hoài và họ đã gặp nhau.
- Phần 2 (tiếp theo đến…các con, các em,..): mọi người hội tu, hỏi thăm Hoài.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Chị Hoài nhận được thư từ bố chồng cũ.
6. Giá trị nội dung
- Văn bản kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chị Hoài và gia đình chồng cũ trong chiều 30 Tết. Chị Hoài, con dâu cũ của ông Bằng, đã bước tiếp vào cuộc sống mới và có một gia đình riêng. Tác phẩm lấy bối cảnh Hà Nội sau những năm chiến tranh, phản ánh những thay đổi trong xã hội và cuộc sống gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu.
7. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.
1. Thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết
* Thái độ, tình cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết:
- Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần.
- Mọi người đều trở về, cùng nhau thành kính mỗi người chuẩn bị một việc cho buổi cúng Tết
- Ông Bằng nghiêm trang, trang phục chỉnh tề đứng trước bàn thờ chủ trì buổi lễ.
- Khung cảnh thắp hương diễn ra trang trọng và cũng thật đầm ấm.
* Truyền thống văn hóa thờ cúng và thắp hương ngày Tết là một phần quan trọng trong nền văn hóa của người Việt. Truyền thống này thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh. Hương thơm từ cây nhang được coi là một cách để kết nối giữa thế gian và thế giới tâm linh. Thông qua việc thờ cúng và thắp hương, người Việt hy vọng nhận được sự bảo trợ và may mắn từ tổ tiên và các vị thần linh.
2. Thông điệp tác giả gửi gắm
- Thông điệp: trân trọng những giá trị truyền thống, những nét văn hóa, phong tục phẩm chất con người Hà Nội xưa.
IV. Đọc tác phẩm: Ngày 30 Tết
V. Văn mẫu