Tài liệu tác giả tác phẩm Áo dài đầu thế kỉ XX Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Áo dài đầu thế kỉ XX lớp 12.
Tác giả tác phẩm: Áo dài đầu thế kỉ XX - Ngữ văn 12
I. Tác giả Đoàn Thị Tình
- Đoàn Thị Tình là họa sĩ thiết kế mĩ thuật trang phục sân khấu, nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu về tôn vinh của trang phục truyền thống.
1. Thể loại
- Tác phẩm Áo dài đầu thế kỉ XX thuộc thể loại: văn bản nghị luận.
2. Xuất xứ
- Trích trong Trang phục Việt Nam, NXB Mĩ thuật, 2006, tr113-114.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, thuyết minh.
4. Tóm tắt
Văn bản đề cập đến quá trình tiếp nhận văn hóa Tây Âu ở thành thị và đặc điểm của áo dài tân thời nói chung, áo Lơ Muya nói riêng. Qua đó cho thấy sự phục hồi của áo dài truyền thống.
5. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến…tên họa sĩ): Quá trình tiếp nhận văn hóa Tây Âu ở thành thị.
- Phần 2 (tiếp theo đến…không gập): Đặc điểm của áo dài tân thời nói chung và áo Lơ Muya nói riêng.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Sự phục hồi của áo dài truyền thống.
6. Giá trị nội dung
- Văn bản đề cập đến quá trình tiếp nhận văn hóa Tây Âu ở thành thị và đặc điểm của áo dài tân thời nói chung, áo Lơ Muya nói riêng. Qua đó cho thấy sự phục hồi của áo dài truyền thống.
7. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.
1. Quá trình thay đổi của chiếc áo dài
- Quá trình thay đổi của chiếc áo dài: Áo ngũ thân truyền thống à Áo dài tân thời với những đường nét ảnh hưởng từ thời trang phương Tây à Áo dài truyền thống trở lại trong một diện mạo mới.
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó: Sự tiếp thu văn hóa phương Tây dẫn đến sự ra đời của áo dài tân thời; sau đó, những cuộc đấu tranh bảo vệ cái đẹp giản dị, thanh nhã, có tính dân tộc đã dẫn đến sự phục hồi lại áo dài truyền thống.
2. Sự cách tân của thời trang
Sự cách tân của thời trang diễn ra mạnh mẽ hơn ở thành thị vì các lí do sau:
- Thông thường, các hoạt động giao thương kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn ở thành thị, cho phép người thành thị có điều kiện kinh tế để theo đuổi các mốt thời trang.
- Các hoạt động văn hóa – giáo dục cũng diễn ra mạnh mẽ hơn ở thành thị, mang lại một môi trường năng động, thay đổi không ngừng, vì vật người thành tị có thể tiếp cận với các mốt thời trang một cách nhanh chóng và cởi mở hơn.
IV. Đọc tác phẩm: Áo dài đầu thế kỉ XX
Áo dài đầu thế kỉ XX
Đoàn Thị Tình
Với chính sách cai trị của Pháp, làn sóng văn hoá Tây Âu tràn vào Việt Nam đã ảnh hưởng tới thị hiếu của những người tu sản, tiểu tư sản, tầng lớp thanh niên thành thị trong các phong trào Sống mới, Vui khoẻ, Trẻ trung,..
Đầu những năm 1930, ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn, có mốt áo dài tân thời. Vẫn là kiểu áo dài năm thân truyền thống nhưng may chật hơn, thân trước thân sau không nối giữa nữa (vì đã có loại vải khổ rộng để may), vạt con được cắt ngắn lên. Áo dài tân thời may bằng nhiều chất liệu vải với màu sắc khác nhau, được coi là một tân tiến.
Trong phong trào này, hoạ sĩ Cát Tường ở Hà Nội nghiên cứu, giới thiệu trên báo chí rồi sau đó tung ra kiểu áo Lo Muya (tiếng Pháp: Le mur nghĩa là bức tường. Tường là tên hoạ sĩ).
Áo dài Lo Muya vai bồng, cổ tay măng sét (như tay áo sơ mi nam) hoặc tay lá sen, tay chun. Cổ áo tròn khoét sâu xuống ngực, viền đăng-ten, hoặc kiểu lá sen tròn, lá sen cài vắt chéo. Gấu áo cắt hình sóng lượn, đáp vải khác màu, hoặc đính những đường ren, đăng-ten diệm dứa. Nhiều chi tiết của chiếc áo dài Lo Muya vay mượn ở các loại áo, váy của phụ nữ châu Âu thời đó. Áo dài La Muya, cho dù có nhiều ý kiến phản đối, vẫn đã được những người phụ nữ tân tiến ở thành thị ba miền hưởng ứng thời gian này, phong trào uốn tóc bồng, đi giày đầm (giày cao gót), mặc quần trắng cũng đã khá phổ biến.
Ít năm sau, chiếc áo dài Lo Muya lại quay trở về dạng quen thuộc cũ, có ít nhiều cải tiến: cổ áo dúng cao từ 1 cm đến 2 cm, tay thẳng, may liền vải, cổ tay hẹp, viền nhỏ. Có kiểu ở của tay, gấu, nẹp cài cúc đều viền vải khác màu thành đường nẹp rộng khoảng 0,5 cm gọi là áo lé nẹp. Có loại gấu áo vệ tròn lẳn, không gập. Trải qua những cuộc đấu tranh chung về quan điểm thẩm mĩ để bảo vệ cái đẹp giản dị, thanh nhã, có tính dân tộc, chiếc áo dài truyền thống lại được phục hồi, Phụ nữ thành thị tiểu tư sản, người nhiều tuổi, mặc áo dài cổ đứng cao từ 1 cm đến 2 cm, góc thẳng. Các cô gái thường mặc áo cổ cao từ 4 cm đến 7 cm dựng bằng vải hồ cúng, góc tròn. Vạt áo lượn, tà khép. Các bà mặc quần đen. Các cô thường mặc quần trắng. Ở trong nhà mặc áo cánh trắng, cổ áo tròn, cổ quả tim, cổ thìa hay cổ vuông cài cúc giữa, tay dài hoặc ngắn. Khi có khách đến nhà, hoặc đi ra đường phố, đi chơi, đi làm, đi học, lễ, Tết đều mặc áo dài. Mùa hè thường mặc áo dài bằng lụa hay vải mỏng, màu sáng, hoa nhỏ. Mùa rét may áo dài bằng các loại vải nhung, len, dạ, hoặc mặc lồng hai chiếc áo dài cho ấm.
(Đoàn Thị Tình, Trang phục Việt Nam, NXB Mĩ thuật, 2006, tr. 113-111)
V. Văn mẫu