Bài thơ Tự do - Pôn Ê-luy-a - Nội dung, tác giả, tác phẩm

202

Tài liệu tác giả tác phẩm Tự do Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tự do lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Tự do - Ngữ văn 12

I. Tác giả Pôn Ê-luy-a

Văn bản Tự do - Pôn Ê-luy-a - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Pôn Ê-luy-a (1895 – 1952), là nhà thơ Pháp, sinh ra ở Xanh Đơ-ni và mất tại Pa-ri. Ông là một trong những người sáng lập trào lưu Siêu thực Pháp – một trào lưu nghệ thuật lớn có ảnh hưởng đến cả thi ca và hội hoạ.

- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, thơ Ê-luy-a thể hiện cảm hứng ca ngợi tự do và chống phát xít.

- Nhiều tác phẩm của E-luy-a đã được dịch sang tiếng Việt và in trong các tuyển tập thơ Pháp: Đẹp hơn nước mắt (thơ kháng chiến Pháp), Cái chết, tình yêu, sự sống (song ngữ Pháp - Việt), Thơ Pôn Ê-luy-a (song ngữ Pháp - Việt), ...

II. Tìm hiểu văn bản Tự do

1. Thể loại

- Tác phẩm Tự do thuộc thể loại: thơ tự do.

2. Xuất xứ

- Theo Phùng Văn Tửu dịch (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.171 – 172).

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (11 khổ thơ đầu): hình thái của tự do.

- Phần 2 (còn lại): khát vọng cháy bỏng tự do.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ là một bức tranh hùng vĩ về sự khát khao tự do của con tim, hòa mình trong bản hòa nhạc của núi vọng sông rền, của đất trời bao la và biển cả mênh mông. Tự do, không chỉ là một chủ đề lớn mang tính nhân văn phổ quát, mà còn là biểu tượng của khao khát vĩnh cửu trong lòng con người qua mọi thời đại.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc... qua các khổ thơ.

- Mạch cảm xúc hướng tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.

- Hình thức nhân hóa tự do thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm "em", tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, sâu sa.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tự do

1. 11 khổ thơ đầu

- Câu "Tôi viết tên em" lặp lại ở cuối các khổ thơ cho thấy dòng cảm xúc dào dạt, thiết tha và tình yêu mãnh liệt dành cho tự do. Cách lặp lại ấy cũng tạo tính nhạc, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ.

+ Cách lặp từ "trên… trên…" theo kiểu xoáy tròn tạo sự lan tỏa triền miên và rộng khắp cho tự do và tạo nhạc tính bay bổng cho bài thơ.

+ Cách sử dụng đại từ "em" để gọi tự do là cách nhà thơ nhân hóa khái niệm trừu tượng này. Cách gọi này giúp nhà thơ diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.

- “Tôi viết tên em lên”:

+ Viết lên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan => những sự vật cụ thể.

+ Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh... => những sự vật trừu tượng.

=> Như vậy, tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể, trong giấc mơ, trí tưởng tượng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường. Trường phái siêu thực không phân biệt ranh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian. "Tôi viết tên em" khi đang tuổi ấu thơ; ban đêm, ban ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương, trên núi cao; lúc bão giông; khi bình yên,... Như vậy, dù ở đâu, theo nghĩa nào thì tôi đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt..."Em" - Tự do đã chiếm trọn không gian của "tôi"; chiếm hết thời gian của "tôi" và suy nghĩ hành động của "tôi" luôn hướng về "em".

Tự do - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Khổ thơ cuối

...Để gọi tên em

TỰ DO

- Nghệ thuật nhân hóa "em" (chính là TỰ DO), làm cho Tự do trở thành một nhân vật có hồn và "em" trở thành những gì đáng yêu, đáng trọng nhất.

- "Gọi tên em": cảm xúc đã bật thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm. Tự do là sức mạnh nhiệm màu tái sinh những cuộc đời. Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.

- Sử dụng kết cấu vòng tròn như chưa hề kết thúc - mở ra một kết cấu mới, cảm xúc mới. Tự do như là điều không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp lúc bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành bài thánh ca, nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do.

IV. Đọc tác phẩm: Tự do

Tự do

(trích)

P. Ê- Luy- a

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em

 

Trên những trang sách đã đọc

Trên những trang trắng chưa dùng

Đá máu giấy hoặc tro tàn

Tôi viết tên em

 

Trên hình ảnh rực vàng son

Trên gươm đạo người lính chiến

Trên mũ áo các vua quan

Tôi viết tên em

 

Trên sa mạc trên rừng hoang

Trên tổ chim trên hoa trái

Trên thời thơ ấu am vang

Tôi viết tên em

 

Trên điều huyền diệu đem đem

Trên khoanh bánh trắng hằng ngày

Trên các mùa cùng gắn bó

Tôi viết tên em

 

Trên những mảnh trời trong xanh

Trên ao mặt trời ẩm mốc

Trên hồ vàng trăng lung linh

Tôi viết tên em

 

Trên mỗi khoảnh khắc hừng đông

Trên đại dương trên tàu thuyền

Trên vùng núi non điên dại

Tôi viết tên em

 

Trên áng may trôi bềnh bồng

Trên nhễ nhại cơn bão dông

Trên hạt mưa rào nhạt thếch

Tôi viết tên em

 

Trên cây đèn vừa thắp sáng

Trên cây đèn đang lại dàn

Trên cả họ hàng quay quần

Tôi viết tên em

 

Trên nơi trú ẩn tan hoang

Trên ngọn hải đăng đổ nát

Trên máy bức tường ngao ngán

Tôi viết tên em

 

Trên sức khoẻ được phục hồi

Trên hiểm nguy đã tan biến

Trên hi vọng chẳng vấn vương

Tôi viết tên em

 

Và bằng phép màu một tiếng

Tôi bắt đầu lại cuộc đời

Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO.

(Phùng Văn Tửu dịch)

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá