Văn bản Tiền bạc và tình ái - Mô-li-e - Nội dung, tác giả, tác phẩm

247

Tài liệu tác giả tác phẩm Tiền bạc và tình ái Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tiền bạc và tình ái lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Tiền bạc và tình ái - Ngữ văn 12

I. Tác giả Mô-li-e

Văn bản Tiền bạc và tình ái - Mô-li-e - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Mô-li-e (1622 – 1673), là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình thức được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

- Với tiếng cười nhiều cung bậc, từ trào lộng vui nhộn, đến chế giễu, đả kích sâu cay, hài kịch của ông có sức công phá lớn cái xấu, cái ác.

- Mô-li-e cũng là người sáng tạo ra tiếng cười có tính bi kịch, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

- Một số vở hài kịch tiêu biểu của ông: Trường học làm vợ, Tác-tuýp (Tartuffe), Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng, ...

II. Tìm hiểu văn bản Tiền bạc và tình ái

1. Thể loại

- Tác phẩm Tiền bạc và tình ái thuộc thể loại: Hài kịch.

2. Xuất xứ

- In trong, Kiệt tác sân khấu thế giới, Lão hà tiện, Môlie, Tuấn Đô dịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr.190 – 223.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

5. Tóm tắt Tiền bạc và tình ái

Ác-pa-gông là một tên hám tiền, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và không gần ngại thể hiện lòng tham của mình. Ngược lại với hắn, Va-le-rơ lại là một người chân thành, liêm chính và không chấp nhận việc nhận hối lộ xảy ra. Xung đột xảy ra giữa hai nhân vật này khi hình. Ác-pa-gông nghi ngờ Va-le-rơ lấy cắp tiền của mình, trong khi Va-le-rơ lại đang lo lắng cho mối quan hệ tình cảm của mình.

4. Bố cục Tiền bạc và tình ái

- Phần 1: phản ánh tính keo kiệt của Ác-pa-gông.

- Phần 2: Va-le-ra bày tỏ tình cảm với con gái của Ác-pa-gông.

6. Giá trị nội dung

- Màn độc thoại nội tâm của lão Ác-pa-gông khi biết mình mất tráp tiền là đỉnh cao của đoạn kịch. Đồng thời phê phán thói hà tiện, bủn xỉn của lão.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thủ thuật trào phúng, độc thoại nội tâm đỉnh cao.

- Xây dựng tình huống kịch đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tiền bạc và tình ái

1. Sự kiện

- Sự kiện 1: Tính keo kiệt của Ác-pa-gông ngày càng bộc lộ rõ khi lão mất tráp bạc, kêu la trời đất.

- Sự kiện 2: Va-le-rơ bày tỏ tình cảm với con gái Ác-pa-gông, mặc cả nếu ưng thuận thì mới trả lại tráp tiền cho lão.

=> Tình huống hài kịch: sự hà tiện đã khiến cho Ác-pa-gông lú lẫn, tất cả mọi câu chuyện của mọi người xung quanh, lão đều mặc định cho rằng đang nói về đống tiền của lão.

Tiền bạc và tình ái - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Màn độc thoại – đỉnh cao của hài kịch Tiền bạc và tình ái

Ác-pa-gông

Tự nói với mình

Với đồng tiền

Với tên trộm vô hình

Với khán giả

À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai và tôi đương làm gì.

Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao, thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa ! Không có mày, tao sống là sao nổi…

Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!

Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế? Về cái đứa đã ăn trộm của tôi đấy à? Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế? Kẻ trộm của tôi ở trên đó à?...

3. Phân lớp nhân vật trong vở kịch

- Kẻ giàu có nhưng keo kiệt, bủn xỉn

- Người nghèo khổ nhưng giàu tình cảm

=> Xung đột kịch:

+ Lão ta mất tiền rồi lẫn tự nắm tay mình mà đòi nợ “A tôi đây mà. Trí óc tôi loạn rồi”, đã gây ra những xung đột ở những hồi sau.

+ Đó là xung đột nảy sinh giữa lão và con cái lão, giữa lão và đầy tớ.

+ Xung đột của Ác-pa-gông và Va-le-rơ là một điển hình. Ác-pa-gông nghi ngờ Valer lấy cắp tiền mình vì lão đã quá lú lẫn “ai xui mày hành động như thế”. Còn Va-le-rơ chìm đắm trong tình yêu với con gái lão nên đã trả lời lấp lửng gây ra xung đột giữa hai người: “Một vị thần mà bất kỳ việc gì vị đó xui làm đều có thể tha thứ được: tình yêu”.

IV. Đọc tác phẩm Tiền bạc và tình ái

Tiền bạc và tình ái

(trích kịch Lão hà tiện)

Mô – li – e

HỒI IV

Lớp 7

Ác-pa-gông

Ác-pa-gông (kêu trộn từ trong vườn chạy ra, đầu không mũ) – Ôi, kẻ trộm! Ôi, kẻ trộm! Ôi, có kẻ sát nhân! Ôi, có kẻ sát nhân! Xét xử cho tôi, trời cao đất dày! Tôi bị nguy rồi, bị ám sát rồi! Nó đã cắt cổ tôi, nó đã lấy trộm tiền bạc của tôi! Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nó ở dâu? Nó trốn dâu? Làm thế nào để tìm thấy nó? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại! (Tự nắm cảnh tay mình) – Trả tiền tạo đây, đồ vô lại!... À! Tôi đây mà. Đầu óc tội loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai, và tôi đương làm gì. Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và, mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tạo; thế là đòi tạo hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi.

Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi, chôn rồi! Có ông bà nào làm phúc cứu tôi sống lại, bằng cách đem trả tôi tiền bạc yêu quý của tôi, hoặc bảo cho tôi biết đứa nào đã lấy của tôi? Hở? Anh bảo gì? Nào có ai đâu. Bất cứ là đứa nào làm cái vố này, chắc nó cũng phải mất nhiều công phu rình cho đúng dịp và nó đã chọn đúng cái lúc tôi đương nói chuyện với thằng con bất nhân của tôi. Nào, ta đi. Tôi muốn đi trình tòa và xin cho tra tấn cả nhà tôi: Đầy tớ gái, đầy tớ trai, con trai, con gái, và cả tôi nữa.

Sao mà đông người tụ tập thế kia!! Nhìn người nào tôi cũng thấy khả nghi, và tất cả mọi vật đều có vẻ là kẻ trộm của tội. Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế? Về cái đứa đã ăn trộm của tôi đấy à? Ở trên kia, cái gì mà ổn ào thế? Kẻ trộm của tội ở trên đó à? Các ngài làm phúc, nếu ai biết tăm hơi đứa ăn trộm của tôi, tôi van xin bảo cho tôi biết. Nó có ẩn nấp trong dám các ngài đấy không? Tất cả, họ nhìn tôi và phá lên cười. Rồi mà xem, chắc hẳn là họ có dự phần vào vụ trộm của tôi. Nào, mau lên, cẩm cờ đâu, cảnh sát đầu, hiến binh đâu, quan toà đâu, hình giá treo cổ đâu và quân đao phủ dâu! Tôi muốn treo cổ tất cả mọi người; và, nếu tôi không tìm thấy tiền của tôi, thì rồi tôi cũng treo cổ cả tôi nốt!

HỒI V

(Lược dẫn lớp 1 và lớp 2: Ác-pa-gông cho mời nhà chức trách đến điều tra vụ mất trộm. Vì mối thâm thù riêng trước đó, bác đầu bếp Giắc (Jacques) đã vu khống cho anh quản gia Va-le-ro là thủ phạm).

Lớp 3

Va-le-ro, Ác-pa-gông, viên cẩm

Ác-pa-gông – Lại gần đây. Lại mà cung xưng cái hành vi gian ác nhất, cái việc mưu hại kinh tởm nhất từ xưa đến nay chưa từng thấy ở trần gian.

[...]

Va-le-rơ – Cháu vẫn rắp tâm thưa chuyện với cụ, và muốn chờ có dịp nào thuận tiện; nhưng chuyện đã thế này thì cháu chỉ xin cụ đừng nóng giận và vui lòng nghe cháu giãi bày mọi lẽ.

Ác-pa-gông –Để xem mày có thể đưa ra những lí lẽ con khỉ gì nào, thằng ăn cắp đê mạt kia?

Va-le-rơ – Ôi! Thưa cụ, cháu không làm gì đáng để bị gọi bằng những danh từ đó. Đành rằng cháu có một chút lỗi với cụ; nhưng kể ra, thì lỗi cháu cũng đáng được khoan dung.

Ác-pa-gông – Thế nào, đáng được khoan dung? Một cuộc âm mưu ám hại, một việc giết người như vậy?

Va-le-rơ – Xin cụ làm on, dừng nổi nóng. Khi cụ dã nghe cháu trình bày, cụ sẽ thấy rằng tội vạ chẳng lớn như cụ nghĩ đâu.

Ác-pa-gông – Tội vạ chẳng lớn như tao nghĩ! Ủa! Máu mủ của tao, ruột rà của tao, thằng chết treo kia!

Va-le-rơ – Thưa cụ, máu mủ của cụ không đến nỗi rơi vào tay hèn hạ. Cháu đây vốn cũng con nhà, chẳng phải xấu xa gì, và trong tất cả chuyện này, chẳng có gì là cháu không thể đền bù thích đáng.

Ác-pa-gông – Thế nhưng, này, ai đã xui mày làm cái việc đó?

Va-le-rơ – Ôi! Cụ còn hỏi cháu ư?

Ác-pa-gông - Ừ, tao hỏi mày thật đấy.

Va-le-rơ – Một vị thần mang sản li do miễn tội cho tất cả mọi việc mà vị đó xui nên: Tình yêu.

Ác-pa-gông–Tình yêu con khỉ, tình yêu con tườu, nói đảng tội! Tình yêu những đồng tiền vàng của tao!

Va-le-rơ – Không thua cụ, không phải là của cải nhà cụ làm cho cháu thèm khát, không phải cái đó làm loá mắt cháu, và cháu xin cam đoan không ngấp nghé tí gì những tài sản của cụ, miễn là cụ để cho cháu cái của báu mà cháu đương giữ trong tay.

Ác-pa-gông – Không đời nào, cha mẹ quỷ thần oi! Tao không đời nào để cho mày đâu. Rõ cái quân mới láo xược làm sao chứ, dám đòi giữ riệt cái của ăn cắp của ta.

Va-le-rơ – Thế mà cụ gọi là ăn cắp à?

Ác-pa-gông – Chứ lại còn gì? Một kho vàng như thế.

Va-le-ro – Một kho vàng, đúng vậy, và có lẽ là cái kho vàng quý giá nhất của cụ; nhưng cụ để cho cháu thì cụ có mất đâu. Cháu quỳ gối xin cụ, cái kho vàng đầy vẻ quyến rũ; và cụ phải ban cho cháu mới là phải lẽ.

Ác-pa-gông – Không có đời nào. Thế này là cái nghĩa lí gì nhỉ?

Va-le-rơ – Chúng cháu đã cùng giao ước và đã thề không rời bỏ nhau.

Ác-pa-gông – Thề thốt kì khôi chưa, ước hẹn tức cười chưa

Va-le-rơ – Vâng, chúng cháu đã cùng nhau giao kết một cuộc tình duyên trọn đời mãn kiếp.

Ac-pa-gông – Tao sẽ ngăn cấm chúng mày, bảo cho mà biết.

Va-le-rơ – Chúng con chỉ có chết mới rời nhau.

Ác-pa-gông – Thật là nó lăn xả vào mà bám riết đồng tiền của tôi.

Va-le-rơ – Thua cụ, cháu đã nói rồi, không phải vì ham lợi mà cháu đã làm cái chuyện đó. Lòng cháu không bị thúc đẩy vì những lí do mà cụ nghĩ đâu; một động cơ cao quý hơn đã xui khiến cháu có quyết tâm đó.

Ác-pa-gông – Rồi các ngài xem, nó muốn chiếm của cải của tôi là vì nhân đức thương yêu của người có đạo đấy. Nhưng tao sẽ làm cho ra đầu ra đũa, và toà án sẽ làm cho tao thoả mãn mọi điều, thằng chết treo vô sỉ kia.

Va-le-rơ – Cụ muốn đối xử thế nào, tuỳ lòng cụ, và cháu sẵn sàng cam chịu tất cả sấm sét búa rìu; cháu chỉ xin cụ tin cho rằng, nếu có điều gì là tội lỗi, thì chỉ nên trách cứ một mình cháu thôi, chứ trong tất cả chuyện này, con gái cụ hoàn toàn không có tội gì.

Ác-pa-gông – Cái đó thì đã cố nhiên; con gái tạo mà lại nhúng vào cái tội ác đó thì là chuyện lạ lùng hết sức. Nhưng tao muốn của tao thì trả cho tao; mày phải cung xưng mày đã đem đi đâu.

Va-le-rơ – Cháu không hề đem đi đâu cả, hiện vẫn ở trong nhà cụ.

Ác-pa-gông (Nói riêng) – Ôi tráp yêu quý của ta! (Nói to) – Nó chưa ra khỏi nhà tao chứ?

Va-le-rơ – Thưa cụ, vâng.

Ác-pa-gông – Này! Thử nói tao nghe: mày chưa mó máy gì đến nó chứ?

Va-le-rơ – Cháu, mó máy! Ồ! Cụ nghĩ oan uổng cho cả hai đứa chúng cháu; cháu say mê nàng bằng một tấm lòng nồng nhiệt hết sức trong trẻo và tôn kính.

Ác-pa-gông (Nói riêng) – Say mê nàng tráp của ta đoan chính quá!

Va-le-ro – Tất cả mọi nỗi ước ao của cháu, chỉ là được thấy mặt cho hả lòng, và

không hề có ý nghĩ tội lỗi nào đến làm vẩn đục mối tình mà đôi mắt đẹp của nàng

đã gieo vào lòng cháu.

Ác-pa-gông (Nói riêng) – Đôi mắt đẹp của nàng tráp của ta! Nó nói đến cái tráp của ta, mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy.

Va-le-ro – Thưa cụ, u già Clốt (Claude) biết rõ sự tình, và có thể làm chứng với cụ.

Ác-pa-gông – Ủa! U già nhà tạo cũng đồng loã trong vụ này?

Va-le-rơ – Thưa cụ, vâng, u đã làm chứng cho cuộc kết giao của chúng cháu; và sau khi đã biết rõ tình yêu của cháu là chính đáng, u mới giúp cháu thuyết phục cô nhà ta trao lời thề ước với cháu.

Ác-pa-gông (Nói riêng) – Thôi! Có lẽ nó sợ Toà quá nên đâm ra nói mê sảng đấy!

(Nói với Va-le-ro) – Mày nói lằng nhằng cái gì về con gái tạo trong chuyện này?

Va-le-rơ – Thưa cụ, cháu bảo rằng cháu đã hết sức khổ sở mới làm cho nàng vượt nỗi thẹn thùng mà ưng thuận tình cháu.

Ác-pa-gông – Nỗi thẹn thùng của ai?

Va-le-rơ – Của cô nhà ta. Mãi đến tận hôm qua đây thôi, cô mới quyết lòng để

cùng kí kết với cháu một bản đính ước hôn nhân.

Ac-pa-gông – Con gái tao đã kí một bản đính ước hôn nhân với mày à?

Va-le-ro – Thưa cụ, vâng, cũng như về phía cháu, cháu cũng đã kí một bản đính ước với cô

Ác-pa-gông – Trời đất ơi! Lại một chuyện vô phúc nữa! Thật là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí! Thôi, thưa ngài chánh cẩm, xin ngài làm chức vụ đi cho và ngài lên án nó hộ tôi, về tội ăn cắp và quyến rũ.

Va-le-ro – Nhung danh từ đó áp dụng vào cháu, là không đúng, và khi nào mọi người được biết rõ cháu là ai.

(Lược dẫu đoạn cuối vở kịch; Qua đấu khẩu, vỡ lẽ một bất ngờ quý ông Ăng-xen-mơ, người mà Ác-pa-gông ép con gái phải kết hôn, chính là cha đẻ của Va-le-ro và Ma-ri-an. Nhiều năm về trước gia đình họ bị đắm tàu, thất lạc nhau. Clê-ăng tiết lộ biết nơi giấu cái tráp bạc. Cha con mặc cả, thoả thuận với nhau: Ác-pn-gông nhận lại tiền, Ăng-xen-pơ nhận các con; hai cặp trẻ được đến với nhau)

(In trong Kiệt tác sẵn khấu thế giới. Lão hà tiện, Molie, Tuấn Đô dịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr. 190 – 223)

V. Văn mẫu

Đề: Nêu một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi (hồi V lớp 3).

- Lão Khiết và việc chia tiền:

+ Lão Khiết đã bị lừa khi nhận được một tờ tiền giả. Thay vì giận dữ, ông vẫn thấy vui vẻ vì được chia tiền. Đây là một ví dụ về sự đối lập giữa việc bị lừa và niềm vui của ông.

+ Nghệ thuật xây dựng và phát triển tình huống:

§ Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu.

§ Ngòi bút miêu tả sắc sảo, thể hiện rõ nét riêng của từng nhân vật.

- Ác-pa-gông và tráp tiền bị mất cắp:

+ Ác-pa-gông kêu mất tiền sau khi phát hiện tráp tiền bí mật bị đánh cắp. Ông ta than vãn và trú tréo với người khác.

+ Nghệ thuật trào phúng:

§ Giọng điệu: than vãn, trách móc, trú tréo, đau khổ.

§ Hành động, cử chỉ: Cảm thấy mọi người như coi mình là trò đùa, nhìn ai cũng giống như kẻ tham gia vào vụ trộm của mình.

- Xung đột giữa Ác-pa-gông và Va-le-rơ:

+ Ác-pa-gông chỉ quan tâm đến tráp tiền bị mất cắp, trong khi Va-le-rơ đang nói về tình yêu của anh dành cho con gái của lão.

+ Phân tuyến nhân vật:

§ Kho vàng với Ác-pa-gông là tiền bạc.

§ Với Va-le-rơ, “tình yêu” chính là kho vàng quý giá nhất 

Đánh giá

0

0 đánh giá