Văn bản Cái giá trị làm người - Vũ Trọng Phụng - Nội dung, tác giả, tác phẩm

1.1 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Cái giá trị làm người Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cái giá trị làm người lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Cái giá trị làm người - Ngữ văn 12

I. Tác giả Vũ Trọng Phụng

Văn bản Cái giá trị làm người - Vũ Trọng Phụng - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.

- Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi.

- Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.

- Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.

- Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ => Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ.

- Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

II. Tìm hiểu văn bản Cái giá trị làm người

1. Thể loại

- Tác phẩm Cái giá trị làm người thuộc thể loại: Phóng sự.

2. Xuất xứ

- In trong Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 29, NXB Khoa học xã hội, 2000, tr.140 – 144.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Tóm tắt Cái giá trị làm người

Văn bản Cái giá trị làm người nói về câu chuyện thực tế về số phận những người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám, lên Hà Nội để kiếm sống bằng cách ở đợ, làm vú, bồi bàn, chạy xe,…Họ trở thành miếng mồi của bọn mua bán người, dắt mối. Qua đó, văn bản ghi lại hành trình của nhân vật “tôi” vào vai người đi xin việc, thâm nhập thế giới mua bán người.

5. Bố cục Cái giá trị làm người

- Phần 1 (từ đầu đến … tiếng gì): cuộc trao đổi, mua bán người giữa mụ già và nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (tiếp theo đến … biết chưa?): cuộc hội thoại giữa mụ già với vú em.

- Phần 3 (đoạn còn lại): phi vụ “mua bán” người thành công của mụ.

6. Giá trị nội dung

- Đoạn trích phản ánh lại sự kiện những người lao động thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ "bán người", chỉ mong có được một "thầy kí", "cô đầm" nào đây rước về làm việc vặt.

- Tình cảnh của những người lao động thất nghiệp hay nói cách khác là xã hội việt Nam thời kì trước năm 1945 rơi vào tình thế bi đát nhất. Qua đoạn trích chúng ta sẽ thấu hiểu được cảnh cơ cực, cùng quẫn của những người lâm vào cuộc sống cơ hàn trong xã hội cũ.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phương pháp độc thoại nhằm bộc lộ rõ tính cách của từng hạng người.

- Có sự kết hợp giữa trần thuật với miêu tả, giữa trần thuật với bình luận.

- Nghệ thuật viết phóng sự, nghệ thuật trào phúng sâu sắc, đầy giá trị hiện thực.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cái giá trị làm người

1. Nội dung của phóng sự

- Phản ánh lại sự kiện những người lao động thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ “bán người” chỉ mong có được một “thầy kí”, “cô đầm” nào đây rước về làm việc vặt => Tái hiện lại hiện trạng thất nghiệp thời bấy giờ.

- Những người đàn bà đi ở vú: Gia đình nghèo, mẹ phải bỏ con ở nhà để lấy sữa mình nuôi con người ta.

- Mụ “đưa người” toàn quyền quyết định về cái giá của những người lao động đủ mọi lứa tuổi.

→ Sự bi thương của xã hội.

2. Điểm độc đáo nghệ thuật trong phóng sự

- Mật độ sử dụng lời thoại:

+ Tác phẩm “Cái giá trị làm người” sử dụng lời thoại một cách hợp lý và không quá dày đặc. Lời thoại xuất hiện ở các khung cảnh quan trọng, khi cần thiết để thể hiện tâm tư, tình cảm và quan điểm của nhân vật.

+ Mật độ lời thoại không làm tác phẩm trở nên nặng nề, mà giúp tạo ra sự cân đối giữa miêu tả và trò chuyện.

- Tác dụng của lời thoại:

+ Phát triển nhân vật: Lời thoại giúp làm nổi bật tính cách, suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật. Chúng cho phép độc giả hiểu rõ hơn về họ qua cách họ nói và tương tác với nhau.

+ Tạo tương tác và gần gũi: Lời thoại làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn, gần gũi với độc giả. Chúng tạo ra sự tương tác giữa các nhân vật và độc giả, khiến câu chuyện trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

+ Phản ánh ngôn ngữ đời thường: Lời thoại thường sử dụng ngôn ngữ đời thường, góp phần làm tăng tính chân thực của phóng sự. Điều này giúp tác phẩm trở nên thân thiết và dễ tiếp cận hơn.

- Trần thuật và miêu tả:

+ Trong bài viết, tác giả sử dụng trần thuật để kể câu chuyện và miêu tả các tình huống, nhân vật, và cảnh vật.

+ Ví dụ: “Ông Hòa đứng trước cửa nhà, ánh mặt trời chiếu qua hàng cây xanh tạo nên bóng râm dịu dàng.”

- Trần thuật và bình luận:

+ Tác giả sử dụng trần thuật để kể câu chuyện và bình luận về các tình huống, sự kiện, và nhân vật.

+ Ví dụ: “Ông Hòa nhìn ra khung cửa sổ, suy ngẫm về cuộc sống và giá trị của việc làm người.”

Cái giá trị làm người - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

3. Con người, xã hội Việt Nam thời kì trước 1945 rút ra từ phóng sự

- Tình trạng khốn khó và bất công xã hội: Đoạn trích miêu tả cuộc sống của những người lao động nghèo khó, phải làm việc vất vả để kiếm sống. Sự chênh lệch giàu nghèo và sự bất công trong việc định đoạt giá trị lao động của họ.

- Tình thương và lòng nhân ái: Nhà văn thể hiện lòng thương cảm và tình người thông qua việc miêu tả những đứa trẻ nghèo khó. Sự ấm áp của tình cảm chị em và tình thương dành cho những đứa trẻ.

- Tính chân thực và xác thực: Tác giả sử dụng ngôn ngữ sắc sảo và hình ảnh sinh động để phản ánh một cách chân thực cuộc sống và con người. Đoạn trích này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình xã hội và nhân văn trong giai đoạn đó.

IV. Đọc tác phẩm Cái giá trị làm người

Cái giá trị làm người

(trích phóng sự Cơm thầy cơm cô)

Vũ Trọng Phụng

... Nghĩa là có khi không bằng giá súc vật. Thật vậy, tôi thấy một vài con chó còn được chủ mua thịt bò cho ăn. Có khi, con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn một đứa tôi tớ trong nhà.

Mười sáu người đủ hạng lớn bé, trẻ già này, mỗi người chỉ cầu như một con chó, nhiều khi kém một con chó, mà lại còn đem chân tay ra làm nhiều việc có ích, rất nặng nhọc, mà vẫn không kiếm được việc. Tôi chỉ bọn trẻ, trai và gái chưa qua 12 tuổi và hỏi mụ già:

– Cái bọn này thì bà định kiếm cho chúng mỗi tháng độ bao nhiêu công?

Mụ già khinh khỉnh nhìn tôi từ đầu đến chân rồi quay di chỗ khác. Mãi mới nói:

– Thời buổi này, bọn nhãi nhép ấy cứ được người ta mượn cơm không thôi đã là phúc!

– Thế thì tiền quà của bà chắc chả mấy...

– Cái đó đã hẳn! Nhưng mà được năm xu một hào, thì cũng đủ. Bởi rẻ còn hơn ngồi không...

Tôi chỉ cái bọn thằng nhỏ cùng loạt tuổi tội mà hỏi:

– Thế bọn này?

- Đứa năm hào, đứa ba hào...

– Thế mấy bà lão định ở vú già, dương ngồi ăn ngô gốc cây kia kìa?

- Cũng quanh quẩn đâu vào cái giá ấy.

Tôi chỉ vào một người đàn bà đi ở vú mà hỏi:

– Thế cô vú em kia?

Mụ ấy đổi giọng đáp:

– A, cái con mẹ ấy thì phải tìm cho nó chỗ ít nhất cũng hai đồng bạc công mới được! Mà tiền quà thì ít nhất cũng phải đòi một đồng! Nó sạch sẽ lắm! Sữa tốt hạng nhất đấy.

Lúc này, mụ ngó ra phía xa rồi về hè ngồi. Một lát sau thấy một bà già đã đứng tuổi, áo the trắng, hoa tai to, đến vẫy mụ.

– Này u! Con vú tháng trước xin phép ra rồi!

Mụ già đưa người như bị cái lò so nào đẩy lên kêu:

– Chết chúa! Làm sao thế ạ?

– Chồng nó chết, nó xin về 15 hôm. Tôi phải cho nó thôi hẳn.

– May quá, con tưởng hay lại có điều tiếng gì.

Thế là, trước cái tin buồn một người chết mụ đã thở dài một cái ra ý được nhẹ

mình nên sung sướng lắm, bà kia hỏi tiếp:

– Mọ Ký nó nhà tôi còn mệt lắm, u có người nào ngay bây giờ không?

Mụ già làm ra vẻ nghĩ ngợi mãi mới đáp:

– Thưa cụ đây, có u này đây...

Nhưng mà con đã trót hẹn với cụ Lý con ở dưới kia... Không biết có nên để cho nó về ngay với cụ không hay là để nó chờ...

Bà kia hớ hênh nói ngay:

– Thôi, xem có muốn được thì để ngay nó cho tôi. Mợ Ký nó nhà tôi mệt chưa khỏi.

– Bẩm con nể cụ quá.

– Ôi chà! Bây giờ khối người ra, chả khó như ngày xưa. Rồi u tìm cho cụ Lý nhà u một người khác cũng được.

– Đứng lên, ra đây mau lên chứ ngồi ngẩn mặt ra thế à?

Bà kia nhìn người vú từ đầu đến chân đoạn gật gù cái đầu mà rằng:

– Ừ, trông cũng sạch sẽ đẩy, cho xem sữa nào?

Mụ già vội nói ngay:

– Bẩm cụ, ấy ở nhà quê, chị ta là vợ một ông Phó lý- kia đấy. Xưa nay chẳng phải chân lấm tay bùn bao giờ!

Vú em vạch yếm để hở cái ngục trắng nõn, vắt sữa vào lòng một bên bàn tay. Bà kia xem qua loa kêu:

– Tạm được.

Tức thì mụ già giẫy nảy người lên mà rằng:

– Cha mẹ ơi! Sữa như thế mà mẹ lại còn bảo là “tạm được”. Tốt vào hạng nhất rồi đấy mẹ ạ.

Bà kia bĩu môi:

– Phải, hạng nhất đấy!

– Chứ gì? Chị ấy mới đẻ con so, xưa nay lại không phải chân lấm tay bùn bao giờ, lại là vợ ông Phó lý chả phải khổ sở như người khác thì làm gì sữa chả tốt?

– Thế là bao nhiêu?

Người vú em chưa kịp đáp, mụ già đã nói trước

– Xin cụ cho cũng như cụ Lý con dặn nó...

- Thế là bao nhiêu?

– Ấy cụ Lý con bảo tìm hộ một chị sữa tốt sạch sẽ, mỗi tháng độ chừng ba đồng. Ấy con còn bận một tí, nên chưa đưa chị ấy lại cụ Lý con đấy.

Bà đi mướn vú bĩu mồm mà rằng:

– Thôi tôi cũng trả công cho như con vú trước, nghĩa là hai đồng. Tức thì mụ già chắp hai tay vái lấy vái để như đứng trước một cửa điện nào vậy, rồi quay mặt đi chỗ khác, không đáp.

– Thế nào?

– Lạy mẹ, mẹ cứ trả nó hai đồng chín hào chín xu xem nó bằng lòng được không?

Phát khùng lên rồi, bà kia phải gắt:

– Thì việc gì đến u dấy nào? U cứ biết cái phận u cử nhận tiền quà thôi có được không, sao lại cứ chở vào công xá của người ta thế?

Người vú em lấm lét nhìn mụ già đoạn khẽ thưa rằng:

– Lạy cụ, cụ có muốn thì xin cụ cũng cho công như cụ Lý con dưới kia, thì con sai hẹn mới bổ.

Bà kia đứng thừ người ra hồi lâu rồi quay gót. Tôi hỏi mụ già:

– Này u, lúc nãy tôi thấy u nói chỉ cần hai đồng một tháng...

– Ấy thế nhưng mà cái món này bóp được hơn. Rồi anh xem thế nào chốc nữa lại chả ra ngay đây bây giờ.

Độ nửa giờ sau, quả nhiên lại thấy bà kia ra, nói:

– Thôi thì tôi cũng bằng lòng trả cho chị ấy ba đồng một tháng vậy, còn về phần u lúc nào rỗi thì lại mà lấy tiền quà.

Một cách rất khả ố, mụ già gãi đầu một hồi, rồi cau có nét mặt mà phàn nàn rằng:

– Lạy mẹ, thật nể mẹ quá đi mất! Bây giờ con lại phải tìm ngay một con vú khác cho cụ Lý con dưới kia đây... Mẹ cứ cho con xin một nửa trước vậy.

Vì nhận được của bà kia năm hào rồi, mụ già bảo người vú em kia:

– Thôi cứ theo cụ về nhà, rồi chiều hôm nay tôi lại lấy nốt tiền quà thì tôi tạt về nhà đem cho cái thúng quần áo... Này, cụ là người phúc đức, cậu Ký, mợ Ký cũng là người biết thương người thì u cũng ăn ở cho có lễ phép, cho nó nên on nên nghĩa, phải ngoan ngoãn mà trông nom em, biết chưa?

Họ chia tay nhau... mụ đưa người đã thành công trong việc “bóp cổ” người. Cái giá trị làm người, đối với bọn com thầy cơm cô không phải ở cái sức làm việc của con người, nhưng mà treo trên đầu lưỡi của con mẹ nặc nở mềm nắn rắn buông và suốt đời không bao giờ biết nói thật.

Một buổi sáng qua như thế cho mãi đến chiều. Mụ già chỉ “tiêu thụ” được có một chị vú em thôi, nhưng mụ đã được đồng bạc. Còn 15 người nữa đói thì mụ cần gì, vì chính mụ, mụ có phải đói hộ người khác đâu. Bọn kia cứ việc, bầy hàng đầy giẫy ở dầu hè, duỗi dài chân ra, hoặc là xoạc cẳng ra, quần vén lên đến đùi để mà “khảo cứu” về lông chân loài người, hoặc để ngủ gật.

[...]

(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 29, NXB Khoa học xã hội, 2000, tr. 140 – 144)

V. Văn mẫu

Đề: Đoạn trích này giúp bạn hiểu như thế nào về con người, xã hội Việt Nam thời kì trước 1945?

Trong đoạn trích “Cái giá trị làm người” của Vũ Trọng Phụng, chúng ta có thể thấy được một số khía cạnh về con người và xã hội Việt Nam thời kỳ trước năm 1945:

- Tình trạng khốn khó và bất công xã hội: Đoạn trích miêu tả cuộc sống của những người lao động nghèo khó, phải làm việc vất vả để kiếm sống. Sự chênh lệch giàu nghèo và sự bất công trong việc định đoạt giá trị lao động của họ.

- Tình thương và lòng nhân ái: Nhà văn thể hiện lòng thương cảm và tình người thông qua việc miêu tả những đứa trẻ nghèo khó. Sự ấm áp của tình cảm chị em và tình thương dành cho những đứa trẻ.

- Tính chân thực và xác thực: Tác giả sử dụng ngôn ngữ sắc sảo và hình ảnh sinh động để phản ánh một cách chân thực cuộc sống và con người. Đoạn trích này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình xã hội và nhân văn trong giai đoạn đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá