Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp
Bài 6.1 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Ảnh thật của vật sáng nhỏ qua thấu kính hội tụ là
A. nơi giao nhau của chùm sáng từ vật tới thấu kính.
B. nơi giao nhau của chùm sáng ló sau thấu kính.
C. nơi giao nhau của chùm sáng phản xạ tại bề mặt thấu kính.
D. nơi giao nhau của chùm phản xạ tại mặt trước của thấu kính với các tia ló ở sau thấu
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ảnh thật của vật sáng nhỏ qua thấu kính hội tụ là nơi giao nhau của chùm sáng ló sau thấu kính.
Bài 6.2 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Ảnh ảo của vật sáng nhỏ qua thấu kính là
A. nơi giao nhau của đường kéo dài tương ứng với các chùm sáng ló sau thấu kính.
B. nơi giao nhau của đường kéo dài tương ứng với các chùm sáng tới thấu kính.
C. nơi giao nhau của đường kéo dài tương ứng với các chùm sáng phản xạ tại bề mặt thấu kính.
D. nơi giao nhau của chùm phản xạ tại mặt trước của thấu kính với các tia ló ở sau thấu kính.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Ảnh ảo của vật sáng nhỏ qua thấu kính là nơi giao nhau của đường kéo dài tương ứng với các chùm sáng ló sau thấu kính.
Bài 6.3 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Chọn phát biểu sai về sự tạo ảnh của thấu kính phân kì.
A. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
B. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh cùng chiều với vật.
C. Có thể đặt mắt quan sát thấy ảnh của thấu kính phân kì.
D. Có thể thu được ảnh của thấu kính phân kì trên màn chắn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Tính chất ảnh của vật qua thấu kính phân kì là ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh nhỏ hơn vật. Vật nhỏ có thể đặt với mọi vị trí đặt vật trước thấu kính phân kì.
Bài 6.4 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kính lúp giúp hỗ trợ cho mắt, để quan sát các vật nhỏ.
B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp.
C. Để quan sát, cần điều chỉnh kính lúp để thu được ảnh ảo, cùng chiều với vật.
D. Ảnh của vật qua kính lúp luôn lả ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Vì kính lúp là một thấu kính hội tụ nên tính chất ảnh của vật qua kính lúp phụ thuộc vào khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hay nhỏ hơn tiêu cự.
Khi sử dụng kính lúp, ta nên đặt vật sao cho khoảng cách từ vật đến kính lúp nhỏ hơn tiêu cự của kính lúp, ta thu được ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật, giúp cho việc quan sát các vật được rõ hơn.
Bài 6.5 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Để phóng to các vật nhỏ, giúp quan sát rõ hơn, ta có thể sử dụng
A. tấm thuỷ tinh dày.
B. thấu kính phân kì.
C. thấu kính hội tụ.
D. gương phẳng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Để phóng to các vật nhỏ, giúp quan sát rõ hơn, ta có thể sử dụng thấu kính hội tụ. Vì thấu kính hội tụ có thể cho ảnh của vật lớn hơn vật.
Bài 6.6 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Ghép nội dung cột A với nội dung cột B để được một câu đúng.
Lời giải:
1 – d, 1 – e, 1 – f, 2 – a, 2 – d, 3 – b, 4 – c.
Bài 6.7 trang 21 Sách bài tập KHTN 9: Một vật sáng đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ 15 cm. Biết tiêu cự của thấu kính là 10 cm.
a) Vẽ ảnh của vật qua thấu kính.
b) Xác định khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh.
Lời giải:
a) Ảnh của vật qua thấu kính:
b) Do A’OB’ nên
Do FA’B’ nên hay (2)
Mà OI = AB (3)
Từ (1), (2), (3) ta có:
Vậy ảnh cách thấu kính 30 cm, ngược chiều, cao gấp đôi vật.
Bài 6.8 trang 21 Sách bài tập KHTN 9: Thấu kính có trục chính MN, điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh S’ như các hình 6.1. Sử dụng cách vẽ, xác định vị trí của thấu kính, loại thấu kính và tiêu điểm của nó.
Lời giải:
Nguyên tắc chung:
Dựa vào đường truyền của tia sáng đi qua quang tâm và tia sáng song song với trục chính của thấu kính, ta thực hiện theo các bước sau:
- Kẻ đường thẳng nối S và S’ sẽ cắt trục chính tại quang tâm O.
- Dựng thấu kính vuông góc với trục chính tại quang tâm O.
- Từ S, kẻ tia song song với trục chính đến gặp thấu kính tại I.
- Nối I với S’ sẽ cắt trục chính tại F.
Bài 6.9 trang 21 Sách bài tập KHTN 9: Vật sáng AB đặt trước thấu kính cho ảnh A’B’ với kích thước và tỉ lệ như các hình 6.2. Sử dụng cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính, xác định quang tâm, loại thấu kính và tiêu cự của thấu kính.
Lời giải:
Tương tự bài 6.8, nguyên tắc chung:
Dựa vào đường truyền của tia sáng đi qua quang tâm và tia sáng song song với trục chính của thấu kính, ta thực hiện theo các bước sau:
- Nối B và B’ cắt trục chính tại quang tâm O.
- Dựng thấu kính vuông góc với trục chính tại quang tâm O.
- Từ B, kẻ tia song song với trục chính đến gặp thấu kính tại I.
- Nối I với B’ sẽ cắt trục chính tại F.
Dựa vào các tam giác đồng dạng để tìm tiêu cự của thấu kính (hình 16).
a) Dựa vàoA’OB’ có: mà AB = 2A’B’
nên hay 2OA’=OA
Với AA’ = OA + OA’ AA’= 3OA’
Ta tính được AO = 30 cm.
Do A’OB’ nên
Do FA’B’ nên hay (2)
Mà OI = AB (3)
Từ (1), (2), (3) ta có:
b) Thấu kính hội tụ, f = 20 cm.
c) Thấu kính hội tụ, f = 80 cm.
d) Thấu kính phân kì, f = 60 cm.
Bài 6.10 trang 22 Sách bài tập KHTN 9: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh A’B’ như hình 6.3. Sử dụng cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính, xác định quang tâm, tiêu điểm, trục chính và loại thấu kính.
Lời giải:
Nguyên tắc chung:
Dựa vào đường truyền của tia sáng đi qua quang tâm và tia sáng song song với trục chính của thấu kính, ta thực hiện theo các bước sau:
- Nối A và A’, B và B’, AA’ cắt BB’ tại quang tâm O.
- Dựng trục chính qua O và vuông góc với AB và A’B’.
- Từ B, kẻ tia song song với trục chính đến gặp thấu kính tại I.
- Nối I với B’ sẽ cắt trục chính tại F.
a) Thấu kính hội tụ.
b) Tương tự ý a.
Bài 6.11 trang 22 Sách bài tập KHTN 9: Một người đặt kính lúp trên trang sách như hình 6.4. Biết kính được đặt cách trang sách 4 cm. Biết tiêu cự của kính là 5 cm. Ảnh có kích thước gấp mấy lần vật? Vẽ hình minh hoạ theo tỉ lệ phù hợp với các số liệu đã cho.
Lời giải:
Do A’OB’ nên
Do FA’B’ nên hay (2)
Mà OI = AB (3)
Từ (1), (2), (3) ta có:
. Vậy ảnh cao gấp 5 lần vật.
Lý thuyết Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp
I. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
1. Ảnh tạo bởi thấu kính
- Khi đặt vật trước thấu kính, các tia sáng từ vật đến thấu kính cho các tia ló giao nhau hoặc có đường kéo dài giao nhau tạo nên ảnh của vật qua thấu kính. Ta có thể nhìn ảnh của vật khi các tia ló đi tới mắt ta
2. Cách vẽ ảnh
a. Vẽ ảnh của điểm sáng S (vật sáng nhỏ) nằm ngoài trục chính
- Từ điểm sáng S, ta vẽ hai tia tới thấu kính là tia tới đi qua quang tâm và tia tới song song trục chính của thấu kính
- Vẽ hai tia ló tương ứng
- Xác định điểm cắt nhau (hoặc kéo dài cắt nhau) S’ của hai tia ló. S’ là ảnh của S qua thấu kính
b. Vẽ ảnh của vật sáng AB
- Cần xác định ảnh của điểm A và ảnh của điểm B. Vì điểm A nằm trên trục chính nên ảnh A’ của điểm A cũng nằm trên trục chính
- Vẽ ảnh B’s của điểm B
- Từ B’ hạ đường vuông góc xuống trục chính, cắt trục chính tại A’ ta được ảnh A’B’ của vật sáng AB
- Ảnh thật của vật được biểu diễn bằng đường nét liền, ảnh ảo của vật được biểu diễn bằng đường nét đứt
c. Tính chất ảnh của vật qua thấu kính
Vật nhỏ đặt trước thấu kính |
Tính chất ảnh |
|
Thấu kính hội tụ |
Khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự |
Ảnh thật, ngược chiều với vật. Ảnh có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật |
Khoảng cách từ vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự |
Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh lớn hơn vật |
|
Thấu kính phân kì |
Với mọi vị trí đặt vật |
Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh nhỏ hơn vật |
- Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn chắn, ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn chắn
II. Vị trí và kích thước của ảnh qua thấu kính hội tụ
- Khi một vật đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f, bằng cách vẽ ảnh của vật ta được sơ đồ tỉ lệ
- Dùng các mối liên hệ về cạnh giữa các tam giác đồng dạng ta có thể xác định vị trí và kích thước của ảnh
III. Kính lúp
1. Đặc điểm của kính lúp
- Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ vài cm) có vành kính gắn với tay cầm hoặc chân đế
- Được sử dụng để tạo ảnh lớn hơn và cùng chiều với vật
- Mỗi kính lúp có các thông số khác nhau: 2x, 3x,… Thông số này cho biết khả năng phóng to ảnh của vật qua kính lúp
2. Sử dụng kính lúp
- Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp, ta thu được ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật, giúp cho việc quan sát các vật được rõ hơn
Sơ đồ tư duy Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính
Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp