Sách bài tập KHTN 9 Bài 6 (Kết nối tri thức): Phản xạ toàn phần

63

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần

Bài 6.1 trang 16 Sách bài tập KHTN 9: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 thì điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường này là:

A. Chỉ cần n1 > n2.

B. Chỉ cần góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i  ith.

C. n1 > n2 và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i  ith.

D. n1 > n2 và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc tới hạn: i  ith.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n, tới môi trường có chiết suất n2 thì điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường này là n1 > n2 và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i  ith.

Bài 6.2 trang 17 Sách bài tập KHTN 9: Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đúng và đầy đủ.

Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đúng

Lời giải:

1 – b; 2 – e; 3 – d; 4 – c.

Bài 6.3 trang 17 Sách bài tập KHTN 9: Tia sáng truyền từ không khí vào chất lỏng với góc tới i = 60° thì góc khúc xạ r = 30°. Khi chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí, muốn có phản xạ toàn phần thì góc tới i phải thoả mãn điều kiện nào dưới đây? Cho biết sin 35,26° 0,58.

A. i > 42°.

B. i < 42°.

C. i > 35,26°.

D. i > 28,5°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: n1sini = n2sinr

n2n1=sinisinr=sin60°sin30°=3212=3

Góc tới hạn khi ánh sáng truyền từ chất lỏng ra không khí là:

sinith=n1n2=13ith35,26°

Vậy khi chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí, muốn có phản xạ toàn phần thì góc tới i phải thoả mãn điều kiện i > 35,26°.

Bài 6.4 trang 17 Sách bài tập KHTN 9: Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như Hình 6.1.

Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như Hình 6.1

Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường nào sau đây?

A. Từ (2) tới (1).

B. Từ (1) tới (2).

C. Từ (3) tới (1).

D. Từ (3) tới (2).

Lời giải:

Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp từ (1) tới (2).

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:

Môi trường (1): nsini = n1sinr1

Môi trường (2): nsini = n2sinr2

→ n1sinr1 = n2sinr2

Nhìn vào hình vẽ thấy r1 < r2 nên sinr1 < sinr2 do đó n1 > n2.

Phản xạ toàn phần đều xảy ra khi ánh sáng truyền trong môi trường (1) và (2) nên phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp từ (1) tới (2).

Tương tự: Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp từ (2) tới (3) hoặc từ (1) tới (3).

Bài 6.5 trang 18 Sách bài tập KHTN 9: Ba môi trường trong suốt là không khí và hai môi trường khác có các chiết suất tuyệt đối n1, n2 (với n2 > n1). Lần lượt cho ánh sáng truyền đến mặt phân cách của tất cả các cặp môi trường có thể tạo ra. Biểu thức nào sau đây không thể là sin của góc tới hạn ith đối với cặp môi trường tương ứng?

A. n2n1.

B. 1n1.

C. 1n2.

D. n1n2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong bài toán này, chúng ta có 3 môi trường: không khí (giả sử chiết suất gần bằng 1), môi trường 1 (chiết suất n1) và môi trường 2 (chiết suất n2 với n2 > n1). Có 3 cặp môi trường có thể tạo ra:

- Không khí - môi trường 1: Ánh sáng truyền từ không khí (chiết suất nhỏ hơn) sang môi trường 1 (chiết suất lớn hơn). Trong trường hợp này, sẽ không có góc tới hạn. Bởi vì ánh sáng luôn bị khúc xạ khi truyền từ môi trường chiết suất nhỏ sang môi trường chiết suất lớn.

- Không khí - môi trường 2: Tương tự như trường hợp 1, sẽ không có góc tới hạn.

- Môi trường 1 - môi trường 2: Ánh sáng truyền từ môi trường 1 (chiết suất nhỏ hơn) sang môi trường 2 (chiết suất lớn hơn). Trong trường hợp này, sẽ có góc tới hạn.

Công thức tính góc tới hạn: sinith=n2n1

Vậy biểu thức n2n1 không thể là sin của góc tới hạn ith đối với cặp môi trường tương ứng.

Bài 6.6 trang 18 Sách bài tập KHTN 9: Có ba môi trường trong suốt (1), (2) và (3). Với cùng một góc tới, nếu ánh sáng đi từ môi trường (1) vào môi trường (2) thì góc khúc xạ là 30°, nếu ánh sáng đi từ môi trường (1) vào môi trường (3) thì góc khúc xạ là 45°. Cho biết sin30° = 0,5; sin45° = 22.

a) Trong hai môi trường (2) và (3), tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường nào lớn hơn?

b) Tính góc tới hạn phản xạ toàn phần giữa hai môi trường (2) và (3).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

a) n1sini = n2sin300 = n3sin450

n2n3=sin45°sin30°=2212=2>1.

Vì n2 > n3  n=cv nên v3 > v2, tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường (3) lớn hơn môi trường (2).

b) sinith=sin30°sin45°=22ith=45°.

Bài 6.7 trang 18 Sách bài tập KHTN 9: Một khối thuỷ tinh có tiết diện thẳng như Hình 6.2 đặt trong không khí, ABCD là hình vuông, CDE là tam giác vuông cân. Trong mặt phẳng của tiết diện thẳng, chiếu một chùm tia sáng đơn sắc hẹp SI vuông góc với DE (IE < ID). Biết chiết suất của thuỷ tinh là n = 1,5. Vẽ đường đi của tia sáng trong khối thuỷ tinh. Phương của tia ló hợp với pháp tuyến của mặt mà tia sáng ló ra một góc bằng bao nhiêu độ?

Một khối thuỷ tinh có tiết diện thẳng như Hình 6.2 đặt trong không khí

Lời giải:

Một khối thuỷ tinh có tiết diện thẳng như Hình 6.2 đặt trong không khí

Tia SI truyền thẳng tới mặt EC tại J.

Ta có: sinith=1n=23ith42°

Đường truyền của tia sáng được mô tả hình trên. Góc tới tại điểm J: iJ = 450 > ith nên có phản xạ toàn phần.

Tia phản xạ từ J sẽ lần lượt phản xạ toàn phần tại K, L, M trên DA, AB, BC rồi ló ra khỏi DE ở N theo phương vuông góc với DE. Do đó, MN//SI, tức là MN hợp với pháp tuyến của DE một góc là 00.

Bài 6.8 trang 18 Sách bài tập KHTN 9: Lõi của một sợi quang hình trụ (Hình 6.3) có chiết suất n1 = 1,5 và phần bọc ngoài có chiết suất n2 = 1,41. Tia sáng truyền đi được trong sợi quang với góc tới a = 29°.

a) Tính các góc r và i.

b) Tính góc tới hạn phản xạ toàn phần giữa lớp vỏ và lõi.

Lõi của một sợi quang hình trụ Hình 6.3 có chiết suất n1 = 1,5 và phần bọc ngoài có chiết suất n2 = 1,41

Lời giải:

a) Ta có: sinr=sinαn1=sin29°1,5=0,481,5=0,32r=18,66°i=71,34°.

b) sinith=n2n1=1,411,5ith70,05°

Bài 6.9 trang 19 Sách bài tập KHTN 9: Một cái đinh được cắm vuông góc vào tâm O của một tấm gỗ hình tròn có bán kính R = 0,05 m. Tấm gỗ được thả nổi trên mặt thoáng của một chậu nước (Hình 6.4). Đầu A của đinh ở trong nước. Cho chiết suất của nước là 43

a) Cho chiều dài OA của đinh ở trong nước là 8,7 cm. Hỏi đặt mắt ở trong không khí nhìn đầu đinh theo phương đi sát mép gỗ sẽ thấy đầu đinh ở cách mặt nước một khoảng bao nhiêu?

b) Cho chiều dài OA giảm dần. Xác định khoảng cách OA để mắt không còn nhìn thấy đầu A của đinh.

Một cái đinh được cắm vuông góc vào tâm O của một tấm gỗ hình tròn

Lời giải:

a)

Một cái đinh được cắm vuông góc vào tâm O của một tấm gỗ hình tròn

Theo hình trên ta có:

tanα=OAR=8,751,73α60°

i=90°α=30°

sinr=nsini=43sin30°=43.0,5=23r=41,8°

Vậy tanr = tan41,8°0,89

Lại có: tanr=OBOA'OA'=OBtan41,8°=0,05tan41,8°=0,050,890,056m.

b)

Một cái đinh được cắm vuông góc vào tâm O của một tấm gỗ hình tròn

Theo hình trên ta có, nếu cho chiều dài OA giảm dần thì góc tới i sẽ tăng dần. Khi iith thì tia sáng sẽ phản xạ toàn phần, không có tia khúc xạ ló ra không khí. Khi đó, mắt không còn nhìn thấy đầu A của đinh nữa:

sinith=1n=34ith48,6°

Từ Hình 6.3G, ta xác định được:

OA=OBtan(OAB)=OBtanith=OBtan48,6°=51,134,4cm.

Lý thuyết Phản xạ toàn phần

I. Sự truyền ánh sáng từ môi trường chiết suất lớn vào môi trường chiết suất nhỏ hơn

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 6: Phản xạ toàn phần

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 6: Phản xạ toàn phần

Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì:

- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

- Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

II. Hiện tượng phản xạ toàn phần

- Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

- Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần

+ Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với n1 > n2.

+ Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn (iith) thì không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách.

Góc tới hạn phản xạ toàn phần: sinith=n2n1

III. Một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần

1. Giải thích hiện tượng ảo ảnh

- Hiện tượng: Khi đi trên đường nhựa vào ngày nắng nóng, ta có thể thấy ở phía xa trên mặt đường dường như có lớp nước phản xạ ánh sáng, nhưng khi đến gần thì chỉ thấy mặt đường khô ráo.

- Giải thích: Do lớp không khí càng ở gần mặt đường nhựa có nhiệt độ càng cao, vì nhận được nhiệt tỏa ra từ mặt đường nóng. Nhiệt độ càng cao thì chiết suất lớp không khí càng nhỏ, càng lên cao, nhiệt độ giảm, chiết suất của không khí càng tăng. Tia sáng mặt trời chiếu xuống qua nhiều lớp không khí chiết suất khác nhau, xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng nhiều lần liên tiếp. Khi bề dày các lớp không khí vô vùng nhỏ thì đường gãy khúc trên trở thành một đường cong thoai thoải và hướng xuống dưới. Càng xuống gần mặt đất, do bị khúc xạ, độ lớn của góc tới sẽ tăng dần và đến một lúc nào đó sẽ vượt qua giá trị của góc tới hạn làm xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, tia sáng bị phản xạ, hướng lên trên, đi đến mắt người quan sát, khiến cho họ như trông thấy bóng của vật hiện lên trên mặt đất.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 6: Phản xạ toàn phần

2. Tìm hiểu hoạt động của cáp quang

Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.

Sợi quang có lõi làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo trong suốt có chiết suất n, được bao quanh bằng một lớp vỏ có chiết suất n2 nhỏ hơn n1.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 6: Phản xạ toàn phần

Tia sáng truyền trong cáp quang nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần.

Trong công nghệ thông tin, sợi quang được dùng để truyền dữ liệu.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá