Ngữ văn lớp 11 trang 89 Tập 2 Chân trời sáng tạo

226

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 89 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Tôi đã học tập như thế nào? giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tôi đã học tập như thế nào?

Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Tóm tắt nội dung của văn bản.

Trả lời:

C1:

- Truyện do nhân vật chính thuật lại quá trình học tập của mình ở hai chặng đường đời nối tiếp nhau. Hồi 6 – 7 tuổi, cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, được gửi đến học ở một ngôi trường của nhà thờ. Do chán học, lại bị một số thầy giáo có ác cảm, nên cậu thường bày nhiều trò nghịch ngợm, tinh quái. Đến khi gặp Đức Giám mục Cri-xan phơ, được đức cha khích lệ, cậu mới bắt đầu có ý thức học tập thì lại có tang mẹ, gia cảnh khốn khó. 10 tuổi, cậu phải “vào đời” kiếm sống. Từ đây, nhất là từ năm 14 tuổi, nhờ không ngừng tự học hỏi trong cuộc sống và ham mê đọc sách, Pê-xcốp đã từng bước trưởng thành và về sau trở thành đại văn hào Nga: M. Go-rơ-ki.

C2:

Truyện do nhân vật chính thuật lại quá trình học tập của mình ở hai chặng đường đời nối tiếp nhau. Hồi 6 – 7 tuổi, cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, được gửi đến học ở một ngôi trường của nhà thờ. Do chán học, lại bị một số thầy giáo có ác cảm, nên cậu thường bày nhiều trò nghịch ngợm, tinh quái. Khi gặp Đức Giám mục Cri-xan phơ, được khích lệ, cậu mới bắt đầu có ý thức học tập thì lại có tang mẹ, gia cảnh khốn khó. 10 tuổi, cậu phải “vào đời” kiếm sống. Từ đây, nhất là từ năm 14 tuổi, nhờ không ngừng tự học hỏi trong cuộc sống và ham mê đọc sách, Pê-xcốp đã từng bước trưởng thành và về sau trở thành đại văn hào Nga: M. Go-rơ-ki.

Soạn bài Tôi đã học tập như thế nào? | Ngắn nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp? Bạn có nhận xét gì về cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này?

Trả lời:

- Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pe-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pe-xcốp. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Tình cảm, trí tuệ và thế giới tinh thần vốn phong phú, trong sáng của cậu bé được Đức Giám mục phát hiện, đánh thức và ghi nhận, biểu dương ngay trong lớp học trước các thầy giáo và bạn học. Pê-xcốp cũng tự phát hiện ra cái phần không phải “con thứ” trong chính mình.

- Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục với Pê-xcốp cùng các HS trong lớp có mấy điểm đáng lưu ý:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp.

+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp nghe được tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các học sinh cùng lớp với cậu bé.

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê – xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết nổi bật.

Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn hiểu thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc tranh đấu giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản đã có tác dụng gì trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy?

Trả lời:

C1:

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, thâm chí man rợ…

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng. Ở đó có lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh: Nhờ học qua trường đời, cuộc sống cẩn lao và qua sách, Pê-xcốp hiểu ra sự đối lập và cuộc đấu tranh không dễ dàng giữa phần “thú” và phần “người”. Cậu luôn khao khát chiến thắng phần con thứ” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

- Con đường ấy được ví với việc bước dần lên những bậc thang như một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

C2:

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, man rợ.

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh không dễ dàng: Pê-xcốp luôn khao khát chiến thắng phần con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Con đường ấy như việc bước dần lên những bậc thang và là một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” - Pê-xcốpđã giúp thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người đọc nhận thức được những khó khăn trên hành trình ấy.

Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

C1:

Nội dung/ hình thức

Phần trước

Phần sau

Nội dung

Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành.

Hình thức nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh:

- Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ.

– Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

- Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

- Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

– Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...).

– Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có.

- Về tính thống nhất “chỉnh thể" của tác phẩm, đọc kỉ sẽ thấy sự khác biệt trên không hể phá vỡ tính thống nhất chỉnh thể mà còn cho thấy sự đa dạng của các môi trường hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thử” và phần “người” ở các môi trường khác biệt; đặc biệt cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể. Đó cũng là sự linh hoạt, đa dạng trong bút pháp tự truyện của M. Go rơ ki. 

C2:

Nội dung/ hình thức

Phần trước

Phần sau

Nội dung

Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành.

Hình thức nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh:

- Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ.

- Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

- Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

- Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

- Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...).

- Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có.

- Những khác biệt như vậy không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà còn cho thấy sự đa dạng của môi trường, hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người”; và cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể.

Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Trả lời:

C1:

Đúng là có một khoảng cách khá xa giữa hai thời điểm:

– Các câu chuyện được kể lại là hồi ức – những sự việc, mẩu chuyện xảy ra đã lâu, vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 – 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

- Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào là khoảng năm 1917 – 1918. Trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu (năm 1913 – 1914), Kiểm sống (năm 1915 – 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 – 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự việc với Pê-xốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 – 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.

- Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm, không thể không lưu ý đến điều này.

- Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách.

- Còn ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.

C2:

Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm (khi ông 45 - 50 tuổi) khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ 6 - 7 tuổi). Trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách. Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.

Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Phân tích một số chi tiết để làm rõ ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống và tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp.

Trả lời:

C1:

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống nhân vật Pê-xcốp:

“..cuộc sống địa ngục ấy, sự nhạo báng không ngớt ấy của người đối với người, niềm say mê bệnh tật ấy, niềm say mê làm khổ nhau, thứ khoái lạc của những kẻ nô lệ”

“tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”

“...có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào….”

“...có những người không biết sống một cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như vậy”

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp:

“...làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”

“...lôi cuốn tôi đi, đi tìm cái chưa biết, cái làm tôi xúc động tâm tình”

“.. trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”

“.... đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

→ Có thể thấy, việc tự học qua sách đóng một vai trò vô cùng ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật, sách đã làm thay đổi một cậu bé nghịch ngợm, bồng bột, thiếu chín chắn, mải chơi thành một người có ích hơn, sống cảm thông và biết chia sẻ, có những suy nghĩ sâu xa, đứng đắn.

C2:

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống nhân vật Pê-xcốp:

+ “..cuộc sống địa ngục ấy, sự nhạo báng không ngớt ấy của người đối với người, niềm say mê bệnh tật ấy, niềm say mê làm khổ nhau, thứ khoái lạc của những kẻ nô lệ”

+ “tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”

+ “...có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào….”

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp:

+ “...làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”

+ “...lôi cuốn tôi đi, đi tìm cái chưa biết, cái làm tôi xúc động tâm tình”

+ “.. trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”

=> Việc tự học qua sách đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật, sách đã làm thay đổi một cậu bé nghịch ngợm, bồng bột thành một người có ích hơn, sống cảm thông và biết chia sẻ, có những suy nghĩ sâu xa, đứng đắn.

Bài tập sáng tạo (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một cuốn sách hoặc một tác phẩm nghệ thuật góp phần thay đổi suy nghĩ của bạn.

Trả lời:

C1:

Sách là người bạn cũng như người thầy thân thiết của mỗi chúng ta. Ngay từ khi còn nhỏ em đã được bố mẹ cũng như thầy cô truyền cảm hứng về việc yêu sách và thói quen đọc sách. Chính vì vậy em đã đọc được rất nhiều điều bổ ích, thú vị cũng như những câu chuyện cảm động đến từ những cuốn sách hay. Một trong số các cuốn sách mà em rất thích là cuốn “Hachiko chú chó đợi chờ”. Em được biết cuốn sách này đã được dựng thành phim và nội dung câu chuyện trên phim cũng rất cảm động, để lại cho người xem rất nhiều cảm xúc sâu lắng. Tác giả của cuốn sách là Luis Prats (nằm trong danh mục sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế). Trang bìa cuốn sách chính là hình vẽ minh họa về chú chó Hachiko, Hachiko là một giống chó akita của Nhật Bản. Với cách trình diễn bằng thuốc nước rất đẹp vững chắc sẽ đọng lại trong người đọc những sắc màu khó phai. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, lúc chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông tới nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại tới nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư nhắm mắt xuôi tay, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm mướn việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng ko thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở tổ quốc Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất toàn cầu. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn ko thể kìm được mỗi lần đọc sách. Em tin dù là người mạnh mẽ tới đâu cũng sẽ phải rung động lúc đọc cuốn sách này. Sau lúc đọc cuốn sách em đã nuôi một chú chó, em rất yêu quý nó và cũng đặt cho nó cái tên Hachiko, tới nay chú chó đã gần 5 tuổi.

C2:

Tiểu thuyết “Không gia đình” là cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên em từng đọc và câu chuyện về cuộc đời cậu bé Remi đã để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc. “Không Gia Đình” của tác giả người Pháp, Hector Malot, đã, đang và vẫn sẽ mang một giá trị về giáo dục, con người, gia đình và xã hội cực kỳ sâu sắc, dù rằng những câu chuyện diễn ra trong tác phẩm này chẳng quá phức tạp. Đó là hành trình rong ruổi của cậu bé Remi, cùng với những người bạn, như cụ Vitali và chú chó Capi, những người đã cùng cậu trải qua những ngày tháng gắn bó cùng cái nghề của một nghệ sĩ đường phố, đầy gian lao, cực khổ, nhưng chưa bao giờ vì miếng ăn mà bất chấp cả đạo đức và tự trọng nghề nghiệp. Giống như trong cuộc sống, khi chúng ta đã trải qua nhiều phong ba, mất mát. Thì tự khắc chúng ta sẽ có ít nhiều những bài học về giá trị của con người, của đời sống, và cả những giá trị đạo đức mang tính trường tồn lâu dài, điển hình là về lòng tự trọng của một con người. Tiểu thuyết là bức tranh thu nhỏ của xã hội Pháp thế kỉ XIX. Đồng thời cuốn sách giúp em nhận ra được giá trị của gia đình và đạo đức lớn lao như thế nào. Một con người có thể không có được một giàu sang, nhưng họ nhất thiết phải có một trái tim lao động chân chính, và dũng cảm. Cũng như là một người tự trọng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng nên giữ lại cho bản thân một giá trị tốt nhất cho mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá