Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm

455

Trả lời Câu 5 trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Tôi đã học tập như thế nào? giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tôi đã học tập như thế nào?

Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Trả lời:

Đúng là có một khoảng cách khá xa giữa hai thời điểm:

– Các câu chuyện được kể lại là hồi ức – những sự việc, mẩu chuyện xảy ra đã lâu, vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 – 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

- Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào là khoảng năm 1917 – 1918. Trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu (năm 1913 – 1914), Kiểm sống (năm 1915 – 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 – 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự việc với Pê-xốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 – 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.

- Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm, không thể không lưu ý đến điều này.

- Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách.

- Còn ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá