Ngữ văn lớp 11 trang 84 Tập 2 Chân trời sáng tạo

116

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 84 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Tôi đã học tập như thế nào? giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tôi đã học tập như thế nào?

Câu hỏi (trang 84 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)Bạn đã học tập như thế nào trong những năm ở Tiểu học? Hãy hồi tưởng và chia sẻ với mọi người một kỉ niệm (vui/ buồn) về việc học tập của bạn trong quãng thời gian đó.

Trả lời:

C1:

- Trong những năm học Tiểu học, em đã học tập rất nghiêm túc, chăm chỉ để có thể đạt được nhiều điểm cao trong các kì thi.

- Bản thân em đã cố gắng học tập và rèn luyện rất nhiều cho kì thi cuối học kì II, em thường xuyên làm bài tập về nhà học thuộc các đoạn văn, bài thơ… Cuối cùng trong bài kiểm tra em đã đạt điểm 10 phần đọc và viết. Em cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc vì kết quả của mình.

C2:

- Trong những năm học Tiểu học, em đã làm cán bộ lớp. Điều đó yêu cầu em vừa phải cố gắng học tốt và sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trường, lớp. Điểm số của em luôn đạt loại giỏi và cũng được thầy cô, bạn bè yêu quý.

- Hồi học lớp 2, có giai đoạn em viết chữ rất xấu và ẩu. Bố em dạy dỗ không được, có lần vì tức quá, bố em đã bắt chép phạt bài văn đến khi nào viết sạch đẹp mới được đi ngủ. Hôm đó em đã phải thức rất khuya, tay mỏi nhừ vì chép phạt. Nhưng nhờ đó mà em đã hình thành ý thức viết chữ sạch đẹp đến ngày hôm nay. Em rất biết ơn bố vì đã nghiêm khắc dạy bảo em từ những điều nhỏ nhất.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Liên hệ: Nếu ở vào tình huống bỗng nhiên được cảm thông, khích lệ như Pê-xcốp, bạn sẽ có cảm xúc giống hay khác với cảm xúc của nhân vật này?

C1:

- Em sẽ cảm thấy ấm áp, vui vẻ vì gặp được người hiểu, đồng cảm và không nhìn nhận vào cái sai của mình mà thay vào đó là theo dõi, lắng nghe cả những ưu điểm của bản thân.

C2:

Nếu ở vào tình huống được cảm thông, khích lệ như vậy, em cũng sẽ có cảm xúc giống nhân vật Pê-xcốp, đó là cảm giác ấm áp, vui vẻ khi gặp được người đồng cảm, hiểu và tôn trọng mình.

2. Suy luận: Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại không? Những căn cứ nào giúp bạn nhận biết điều đó?

- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.

- Suy luận thông qua thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …

3. Theo dõi: Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” có phải là một dấu chấm mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp không? Vì sao?

C1:

- Nó là dấu mốc quan trọng của Pê-xcốp, vì: nhân vật đã khoe với người đọc một cách vô cùng tự hào “một cách có ý thức”, đồng thời, thông qua hoàn cảnh của nhân vật Pê-xcốp, mười tuổi phải “vào đời”, lăn lộn kiếm sống nhưng với ưu điểm học nhanh và ham học của cậu thì cậu đã vượt lên chính mình và biết đọc một cách có ý thức, đó là thành quả hết sức đáng tự hào của cậu. 

C2:

Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” là một dấu chấm mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp vì đó là một điều khiến nhân vật rất tự hào. Ngoài ra, xét về hoàn cảnh của cậu thì việc biết đọc có ý thức là một thành quả đáng tự hào khi cậu đã vượt lên chính mình.

4. Suy luận: Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến ai?

C1:

- Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kết tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng người đọc. Bởi vì, qua nội dung đoạn này và đoạn kế tiếp, tác giả đã thoát ra khỏi kí ức để thuật lại, trình bày, chia sẻ về bản thân mình với người đọc.

C2:

Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến người đọc.

5. Suy luận: Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của ai và với mục đích gì?

C1:

- Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của bản thân Pê-xcốp.

- Với mục đích: chia sẻ, bộc bạch cảm xúc của mình với người đọc. Đồng thời ngầm đưa ra vai trò của mỗi cuốn sách trong việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách, con người ở mỗi chúng ta vì phần "con thú" biểu thị cho bản năng, sức mạnh và khát vọng sống, trong khi phần "con người" biểu thị cho tình yêu thương, đạo đức và sự cảm thông.

C2:

- Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của bản thâu cậu bé.

- Mục đích: chia sẻ, bộc bạch cảm xúc của mình với người đọc; đưa ra vai trò của mỗi cuốn sách trong việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách, con người ở mỗi người.

Đánh giá

0

0 đánh giá