Ngữ văn lớp 11 trang 93 Tập 1 Chân trời sáng tạo

709

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 93 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Đồ gốm gia dụng của người Việt giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?

Trả lời:

C1:

- Bố cục của văn bản: 

+ Từ đầu → “tập tục ăn ở khác nhau”: Giới thiệu về lịch sử phát triển và hình thành đồ gốm gia dụng của người Việt.

+ Tiếp theo → “thế kỉ XVIII - XIX”: tiền thân của chiếc bát.

+ Tiếp theo → “đất không tinh, nhưng giá rẻ”: Sự khác biệt của đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.

+ Tiếp theo → Hết: Xu hướng chuộng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ từ sau thế XV.

- Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của bài viết: Bố cục được sắp xếp trình bày theo từng thời kỳ cụ thể, tác giả đi theo lộ trình thời gian từ xưa đến nay, giúp người đọc có những hiểu biết về lịch sử đồ gốm gia dụng của Việt Nam theo một tiến trình lịch sử cụ thể, dễ dàng tiếp cận thông tin.

C2:

- Bố cục 2 phần

+ Phần 1: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà ... sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm.

+ Phần 2: Còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của VB: Bố cục cho thấy nội dung VB phù hợp với nhan đề và bố cục thể hiện rõ sự chi tiết hóa chủ đề được gợi ra từ nhan đề ấy.

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của (các) cách trình bày ấy.

a. Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX.

b. Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.

Trả lời:

C1:

a. Trình bày theo lối diễn dịch

= > Hiệu quả: Giúp cho người viết dễ dàng đưa thông tin, còn người đọc, người nghe dễ dàng tìm hiểu thông tin một cách đầy đủ, ngắn gọn nhất.

b. Trình bày theo lối quy nạp

= > Hiệu quả: Giúp cho người viết dễ dàng kết nối nội dung giữa các phần, khiến cho bài không bị ngắt quãng; người đọc người nghe hiểu được lịch sử của đồ gốm gia dụng thông qua các lý lẽ, dẫn chứng một cách tích cực không buồn tẻ, nhàm chán.

C2:

a. Trình bày theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; để từ đó, làm rõ cho một nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục).

b. Thông tin của đoạn văn này được trình bày kết hợp theo hai cách sau:

+ Theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (được thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần, sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV, để từ đó, làm rõ cho nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).

+ Theo cấu trúc so sánh – đối chiếu (được thể hiện qua việc trình bày sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).

- Hiệu quả của các cách trình bày thông tin ấy trong VB: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính của VB.

Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.

Trả lời:

C1:

- Cách sử dụng yếu tố hình thức đặc biệt ở chỗ: tác giả sử dụng nhiều hình ảnh minh họa.

- Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được các sản phẩm đồ gốm gia dụng, đồng thời giúp cho bài viết sinh động, cuốn hút hơn.

C2:

- Các yếu tố hình thức của VB: Nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình.

- Nét đặc biệt trong cách sử dụng các yếu tố hình thức của VB:

+ Không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.

+ Sử dụng duy nhất một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh và các chú thích cho thấy một số hình ảnh mô tả hình dạng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian.

- Tác dụng:

+ Nhan để khái quát thông tin chính của VB, giúp người đọc có cơ sở định hướng để tiếp nhận thông tin.

+ Hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể đã minh hoạ chi tiết, rõ ràng, sinh động cho các loại đồ gốm gia dụng được đề cập trong VB, giúp người đọc hình dung rõ hơn về nội dung của VB, tăng hiệu quả trực quan cho những thông tin chính được trình bày.

+ Đặc biệt là hệ thống hình ảnh mô tả hình dáng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian, hỗ trợ biểu đạt trực quan cho nội dung thông tin về lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm ở phần đầu của VB.

Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX". Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.

Trả lời:

C1:

- Thông tin cơ bản: 

+ “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi”

- Thông tin chi tiết: 

+ “Tiền thân của cái bát….”

+ “Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán….”

+ “...những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý….”

→ Mối liên hệ: thông tin chi tiết bổ sung ý nghĩa, làm rõ và làm sáng cho thông tin cơ bản. 

C2:

 Đoạn văn “Đồ gốm sứ nhỏ ....thế kỉ XVIII -XIX”

Thông tin cơ bản

Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục.

Thông tin chi tiết

 

Các chi tiết liên quan đến lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm: Tiền thân của cái bát ăn cơm; sự phát triển về hình dáng của nó qua các thời kì như: thời Hán, thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thế kỉ XVIII – XIX

Vai trò của các chi tiết

Cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử phát triển của một trường hợp đồ gốm sứ nhỏ quen thuộc, xuất hiện thường nhật trong cuộc sống sinh hoạt gia đình là cái bát ăn cơm; từ đó, tạo cơ sở khách quan và thuyết phục cho việc biểu đạt thông tin chính.

Câu 5 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1) Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

Trả lời:

C1:

- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ca ngợi và ngạc nhiên về lịch sử đồ gốm thời Lý Trần.

- Dựa vào các chi tiết trong văn bản:

+ “không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế”

+ “những chiếc chậu chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ để rửa ráy chân tay mà thôi”

+ …

C2:

- Thái độ:

+ Ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thờiLý - Trần.

  + Khách quan khi phản ánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Căn cứ xác định thái độ của tác giả thể hiện qua VB:

+ Sử dụng trực tiếp từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả.

+ Lựa chọn chi tiết và sử dụng từ ngữ, câu văn trung hoà về mặt cảm xúc.

Câu 6 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì về văn hoá dân tộc?

Trả lời:

C1:

- Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho em những suy nghĩ về văn hoá dân tộc là:

+ Đây là một quá trình lịch sử hào hùng, vĩ đại khi phải trải qua nhiều khó khăn.

+ Văn hóa dân tộc không chỉ mang giá trị to lớn về vật chất mà còn mang cả những giá trị to lớn về mặt tinh thần.

+ …

C2:

+ Văn hóa dân tộc phong phú, đặc sắc.

+ Cần bảo tồn, lữu giữ và phát huy.

Đánh giá

0

0 đánh giá