Ngữ văn lớp 11 trang 26 Tập 1 Chân trời sáng tạo

50

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 26 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã được triển khai như thế nào và đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài thuyết minh hay chưa?

Trả lời:

C1:

Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết trên đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài thuyết minh như sau:

- Nêu được đối tượng cần thuyết minh.

- Làm rõ được các đặc điểm/ các bước thực hiện và các công đoạn trong việc thực hiện nón lá.

- Sắp xếp nội dung thuyết minh nón lá theo trình tự hợp lí.

- Lồng ghép được các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm… vào bài viết.

- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phù hợp.

- Đảm được bố cục 3 phần của văn bản.

C2:

Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết trên đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài thuyết minh như sau:

 

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng của bài thuyết trình

- Thân bài:

+ Giới thiệu các công đoạn làm ra sản phẩm

+ Giới thiệu nguyên liệu làm ra sản phẩm

+ Yếu tố biểu cảm được sử dụng lồng ghép vào quá trình thuyết minh

+ Miêu tả chi tiết các thao tác của quy trình

+ Yếu tố nghị luận

- Kết bài: Đánh giá và nêu cảm nhận chung về đối tượng

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo trình tự nào? Tác dụng của việc sắp xếp nội dung thuyết minh theo trình tự ấy là gì?

Trả lời:

- Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo từng công đoạn.

- Tác dụng: Việc sắp xếp nội dung theo trình tự ấy giúp người đọc, người nghe dễ hình dung và hiểu rõ hơn về cách để làm một chiếc nón lá.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong một bài thuyết minh về quy trình hoạt động; chỉ ra một số chi tiết cho thấy bài viết tham khảo có sử dụng yếu tố này.

Trả lời:

C1:

- Các yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh về quy trình hoạt động trở nên rõ ràng, chi tiết, giúp người đọc; người nghe dễ hình dung hơn về các công đoạn, cách xử lí… của đối tượng.

- Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả là:

+ “Khi xếp lá, người thợ phải khéo léo sao cho lúc chêm lá không bị chồng lên thành nhiều lớp, để nón đạt được độ thanh và mỏng”.

+ “Từ vành nón, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết nhôi, đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung… với các màu sắc như tím, hồng đào, xanh thiên lí…”

C1:

- Các yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh về quy trình hoạt động trở nên rõ ràng, chi tiết, giúp người đọc; người nghe dễ hình dung hơn về các công đoạn, cách xử lí… của đối tượng.

- Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả là:

+ Vòng nhỏ nhất có đường kính … khoảng 50cm.

+ Chiếc nón bài thơ xứ Huế … đặt nằm ở giữa.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen trong bài viết có tác dụng gì?

Trả lời:

Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen giúp cho bài viết trở nên gần gũi, dễ đọc, dễ nghe hơn.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài viết sử dụng loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào? Tác dụng của phương tiện ấy trong bài viết là gì?

Trả lời:

- Bài viết trên sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.

- Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về đối tượng và quy trình thực hiện.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ bài viết, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn thuyết minh về một quy trình có sử dụng kết hợp một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

Trả lời:

- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh.

- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

- Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận…

- Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.

Đánh giá

0

0 đánh giá