Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 59 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Tràng giang giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tràng giang
Trả lời:
Người đọc có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình bởi bài thơ ấy thể hiện cảm xúc chân thật của người viết, người đọc hiểu và đồng cảm với tình cảm, cảm xúc ấy.
Trả lời:
C1:
- Cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người.
- Một số câu thơ về buổi chiều tà:
+ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
(Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang)
+ Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)
C2:
- Cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người.
- Một số câu thơ về buổi chiều tà:
+
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
(Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang)
+
Em chờ anh chiều hoàng hôn màu tím
Nắng nhạt nhòa như lịm cả nhớ mong
Ngóng trông hoài đắng chát cả nỗi lòng
Mà sao mãi thuyền anh không trở lại
(Hồng Giang – Chờ anh dưới hoàng hôn)
* Đọc văn bản
1. Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ.
C1:
Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn
- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ
- Tràng Giang thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ
C2:
Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”:
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ trước những mênh mông, vô định của không gian rộng lớn.
- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ
- Tràng Giang thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.
= > Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
2. Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ có thể gợi lên những cảm nhận gì?
C1:
Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên nỗi cô đơn, lạc lõng gần như “khô héo” và thiếu sức sống. Đây cũng là tâm trạng của tác giả, nhiều người bịn rịn vì mất nước.
C2:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.
3. Thế nào là “sâu chót vót”?
“Sâu chót vót” là không gian được mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao (từ mặt nước lên bầu trời) và cả chiều sâu (bầu trời dưới đáy sông sâu).
4. Chú ý đặc điểm chính tả và ngữ âm của từ láy “dợn dợn”.
Từ “dợn” chuyển động uốn lên uốn xuống rất nhẹ khi bị xao động; gợn. Mặt hồ dợn sóng. Sóng dợn. Trong Tiếng Việt không có từ “dợn dợn”, đây là một chữ mới do nhà thơ chế tác.
Video bài giảng Văn 11 Tràng giang - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: