Ngữ văn lớp 11 trang 23 Tập 1 Kết nối tri thức

99

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 23 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Chí Phèo giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Chí Phèo

Câu 1 trang 23 Ngữ văn 11 Tập 1: Thế nào là định kiến xã hội? Các định kiến xã hội có thể ảnh hưởng đến cá nhân và cộng đồng như thế nào?

Trả lời:

C1:

- Định kiến xã hội là những suy nghĩ áp đặt theo một quy chuẩn (thường là theo tiêu chuẩn của xã hội cũ) lên hành vi, lối sống của người khác. Thường là tiêu cực.

- Các định kiến xã hội có thể đem đến ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân, cộng đồng. Những người xung quanh họ sẽ sợ bị phán xét, bị trở thành tâm điểm của các cuộc trò chuyện vì vậy họ không dám là chính mình, theo đuổi đam mê của chính mình. Hay đối với cộng đồng luôn mang trong mình những định kiến, kìm hãm sự phát triển, phá cách của con người và từ đó, kìm hãm cả sự phát triển của toàn xã hội. 

C2:

- Định kiến xã hội là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ.

- Các định kiến xã hội có thể làm thay đổi cuộc sống, số phận của một con người, đẩy họ vào đường cùng. Đối với cộng đồng, định kiến xã hội sẽ hình thành một lối sống kém văn minh, sẽ khiến cho cộng đồng bị thụt lùi về suy nghĩ cũng như cách sống.

Câu 2 trang 23 Ngữ văn 11 Tập 1: Có thể bạn đã từng nghe thấy người ta gọi tính cách hay cách ứng xử của một ai đó là “Chí Phèo”. Cách gọi ấy đã hàm ẩn sự đánh giá như thế nào đối với tính cách hay cách ứng xử này? 

Trả lời:

C1:

Em đã từng nghe người thân nhắc đến từ “Chí Phèo” để chỉ cách cư xử của người khác. Những người bị nói như vậy thường là những người hay nghiện rượu, say xỉn, không chịu khó làm ăn, bòn rút tiền của của vợ con, không phải một người tử tế, thích đánh lộn. Vì vậy, em có thể khẳng định cách nói như vậy để chỉ những người không tốt đẹp, nghiện rượu, không làm ăn và gây đau khổ cho người khác. 

C2:

Cách gọi “Chí Phèo” đã hàm ẩn tính cách và cách ứng xử của một người say rượu, chửi đổng và chuyên đi rạch mặt ăn vạ.

*Trong khi đọc

Câu 1 trang 23 Ngữ văn 11 Tập 1: Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong).

Trả lời:

C1:

Điểm nhìn của người kể được luân phiên và đan xen với nhau. Từ điểm nhìn của người kể Chí Phèo đang vừa đi vừa chửi trời, đất và cả làng Vũ Đại. Rồi tiếp đó là điểm nhìn của nhân vật thể hiện qua những câu cảm thán bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật “Tức thật! Tức thật!... Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?...”

→ Điểm nhìn linh hoạt, luân phiên đan xen tạo cảm giác thú vị, thu hút người đọc. 

C2:

Đoạn văn có sự thay đổi linh hoạt về điểm nhìn:

- Điểm nhìn của người kể chuyện:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại

+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …

- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra

- Điểm nhìn bên ngoài:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả

+ Đã thế, hắn … không ai ra điều

+ Phải đấy … không ai biết.

- Điểm nhìn bên trong:

+ Tức thật … Tức chết đi được mất

+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.

Đánh giá

0

0 đánh giá