Ngữ văn 8 trang 67 Tập 2 Cánh diều

44

Với soạn Ngữ văn 8 trang 67 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Đánh nhau với cối xay gió giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Vì sao Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? Xan-chô nhìn nhận về cối xay gió có gì khác với Đôn Ki-hô-tê?

Trả lời:

- Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì:

+ Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu

+ Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng

+ Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.

+ Theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương.

- Xan-chô xác định những thứ Đôn Ki-hô-tê nói đến là cối xay gió trong khi Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã khổng lồ.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?

Trả lời:

C1:

- Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, ta thấy cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô: Tính cách của hai nhân vật trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn với nhau.  

+ Thực tế cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm, hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đi theo phục vụ. Hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó mặc dù hai người tính cách đều phiến diện, cực đoan không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại. Hai người họ đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

C2:

Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lại bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đi theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiến diện (lệch lạc), cực đoan (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại- nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?

Trả lời:

C1:

* Việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm tốt và không tốt là:

- Đầu óc mê muội, không tỉnh táo:

+ Nhìn thấy những chiếc cối xay gió (đến ba bốn chục chiếc) lão lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn.

+ Tư tưởng: Đôn Ki-hô-tê muốn diệt ác cứu đời. Khát vọng ấy tuy tốt đẹp nhưng đã bị đầu óc hoang tưởng kia làm cho sai lệch và trở nên hão huyền.

+ Hành động: Chẳng chút sợ sệt, lão xông vào cuộc giao tranh dữ dội một cách dũng cảm, không cân sức.

+ Tuy bị trọng thương nhưng lão không hề rên rỉ. Lẽ ra điều ấy đáng được khen ngợi, nhưng thật đáng tiếc là lão muốn làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách mà lão rất say mê. Đôn Ki-hô-tê cũng không quan tâm đến những nhu cầu của cá nhân mình, kế cả chuyện ăn, chuyện ngủ như bao nhiêu kẻ trên đời.

=> Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt, hành hiệp trượng nghĩa nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc truyện kiếm hiệp.

-  Câu chuyện nhằm phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền trong xã hội đương thời; chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời.

C2:

Không tốt

Điểm tốt

- Mê muội, không tỉnh táo.

- Tư tưởng sai lệch, hão huyền

- Muốn diệt ác cứu đời.

- Dũng cảm, không sợ sệt.

- Bị trọng thương nhưng không hề rên rỉ.

=> Câu chuyện nhằm phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền trong xã hội đương thời; chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?

Trả lời:

C1:

- Theo em, nên dung hòa cả hai lối sống trên. Con người sống cần phải có lí tưởng, có ước mơ nhưng không nên quá đắm chìm trong mộng tưởng. Chúng ta không nên sống quá thực dụng, sẽ dễ bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

C2:

- Sống có lí tưởng, ước mơ là tốt nhưng không nên quá đắm chìm trong mộng tưởng.

- Không nên sống quá thực dụng, sẽ dễ bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

=> Nên dung hòa cả hai lối sống

Đánh giá

0

0 đánh giá