Ngữ văn 8 trang 37 Tập 2 Cánh diều

48

Với soạn Ngữ văn 8 trang 37 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tự đánh giá: Cố hương giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương

Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Việc xác định chủ đề của truyện ngắn này vào vào câu hỏi nào sau đây?

A. Nhan đề của truyện là gì?

B. Sự việc nào là sự việc tiêu biểu trong truyện?

C. Tác phẩm viết về cái gì?

D. Vấn đề cơ bản mà truyện nêu lên là gì?

Trả lời:

Đáp án đúng là: D.

Câu 6 (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?

Trả lời:

C1:

- Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như sau:

Nhân vật

Sự thay đổi

Quá khứ

Hiện tại

Chị Hai Dương

Được mệnh danh là “nàng Tây Thi đậu phụ” — có nhan sắc.

Trở nên thực dụng (khi nhà nhân vật “tôi” bắt đầu sửa soạn hành lí, chẳng ngày nào là chị ta không đến để nhặt nhạnh đồ đạc bỏ lại), đanh đá đến mức khó có thể chịu được.

Nhuận Thổ

+ Một cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn, “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật”, “cổ đeo vòng bạc”.

+ Thân thiết, gần gũi với nhân vật “tôi” và mang đến cho nhân vật “tôi” bao nhiêu hiểu biết bất ngờ, khám phá thú vị.

+ “nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp răng sâu hoắm”, “mi mắt viền đỏ húp mọng lên”, “đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài”, bàn tay mất hết sự “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn” mà “vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.

+ Tỏ ra cung kính, giữ khoảng cách rất xa với nhân vật “tôi”.

- Tác giả chủ yếu dùng biện pháp đối lập tương phản (cùng với liệt kê, so sánh) để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy.

C2:

- Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như sau:

 

Nhân vật

Sự thay đổi

Quá khứ

Hiện tại

Nhuận Thổ

- Khỏe mạnh, lanh lợi

- Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn.

- Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú.

- Tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

- Trở nên mụ mẫm

- Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.

- Khúm núm trước nhân vật “tôi”

Vẫn quý trọng với “tôi”

Thím Hai Dương

- 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến.

- 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.

- Nhà văn Lỗ Tấn sử dụng biện pháp so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.

Câu 7 (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

Trả lời:

C1:

- Tác giả bộc lộ sự buồn bã và ít nhiều thất vọng khi trở về quê hương, đối diện với những thay đổi tiêu cực của cuộc sống và con người nơi đây.

- Tác giả mong muốn thế hệ sau có được một cuộc đời mới tốt đẹp hơn, đặc biệt là giàu có, phong phú, rộng mở hơn về tinh thần để vượt lên bao hệ luỵ của sự bần cùng, lạc hậu.

C2:

- Tác giả thể hiện sự đau xót khi phải đối diện với sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Đồng thời gửi gắm những hy vọng, niềm tin tưởng mà ông đặt cả vào đất nước và thế hệ sau.

Câu 8 (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Nhân vật “tôi” cảm thấy giữa bản thân và Nhuận Thổ “đã có một bức tường khá dày ngăn cách”. Theo em, bức tường này do nguyên nhân nào tạo nên?

Trả lời:

C1:

Nguyên nhân tạo nên “một bức tường khá dày ngăn cách” giữa nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ:

+ Sự mặc cảm gắn liền với định kiến về giai tầng, đẳng cấp xã hội.

+ Sự bần cùng, lạc hậu khiến con người tha hoá, làm nhận thức của họ trở nên trì trệ, tâm thế dần bạc nhược, hèn kém.

+ …

C2:

Nguyên nhân tạo nên “một bức tường khá dày ngăn cách” giữa nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ là do sự phân chia giai cấp giàu nghèo trong xã hội, xã hội bị tha hóa đến cùng cực.

Câu 9 (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thủy Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời như thế nào?

Trả lời:

C1:

- “Cuộc đời mới” mà nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có là cuộc đời đầy đủ về vật chất và tinh thần, được sống trong một không gian rộng mở, đầy sức sống, tâm hồn trở nên tươi mới, phóng khoáng, giữa người với người không còn khoảng cách giữa giai tầng, đẳng cấp.

C2:

Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời không có sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, xã hội không bị tha hóa, đời sống nhân dân ấm no, không phải chịu cảnh áp bức như hiện tai. Những đứa trẻ sẽ được sống giữa làng quê tươi đẹp, với những con người tử tế thân thiện.

Câu 10 (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “… Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.

Trả lời:

Tham khảo

C1:

          Để có thể đi đến thành công trong tương lai, mỗi người cần phải tự xác định, kiên trì khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng chứ không thể tìm lối tắt bằng cách đi lại, bước theo con đường, lối đi mà người khác đã từng đi hoặc trông chờ một con đường, lối đi có sẵn. Mỗi cá nhân có những thế mạnh và hạn chế riêng, bởi thế, chỉ có bản thân chúng ta mới hiểu rõ con đường, hướng đi nào phù hợp với mình. Con đường, lối đi có sẵn hay phương hướng đã đem lại thành công cho người khác không chắc sẽ phù hợp với chúng ta. Do vậy, việc khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng trở thành yêu cầu bắt buộc nếu muốn đạt được thành quả tốt trong tương lai. Con đường đi đến thành công không dễ dàng, vì thế, sự nhẫn nại, kiên trì và sức sáng tạo (tìm lối đi riêng) là những đòi hỏi tất yếu mà mỗi người cần phải có.

C2:

Câu nói cuối bài của nhân vật tôi quả thực sâu sắc! Để có thể đi đến thành công trong tương lai, mỗi người cần phải tự xác định, kiên trì khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng chứ không thể tìm lối tắt bằng cách đi lại, bước theo con đường, lối đi mà người khác đã từng đi hoặc trông chờ một con đường, lối đi có sẵn. Mỗi cá nhân có những thế mạnh và hạn chế riêng, bởi thế, chỉ có bản thân chúng ta mới hiểu rõ con đường, hướng đi nào phù hợp với mình. Con đường, lối đi có sẵn hay phương hướng đã đem lại thành công cho người khác không chắc sẽ phù hợp với chúng ta. Do vậy, việc khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng trở thành yêu cầu bắt buộc nếu muốn đạt được thành quả tốt trong tương lai. Con đường đi đến thành công không dễ dàng, vì thế, sự nhẫn nại, kiên trì và sức sáng tạo (tìm lối đi riêng) là những đòi hỏi tất yếu mà mỗi người cần phải có.

Đánh giá

0

0 đánh giá