Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào

1.2 K

Trả lời Câu 6 trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tự đánh giá: Cố hương giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương

Câu 6 (trang 37 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?

Trả lời:

- Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như sau:

Nhân vật

Sự thay đổi

Quá khứ

Hiện tại

Chị Hai Dương

Được mệnh danh là “nàng Tây Thi đậu phụ” — có nhan sắc.

Trở nên thực dụng (khi nhà nhân vật “tôi” bắt đầu sửa soạn hành lí, chẳng ngày nào là chị ta không đến để nhặt nhạnh đồ đạc bỏ lại), đanh đá đến mức khó có thể chịu được.

Nhuận Thổ

+ Một cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn, “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật”, “cổ đeo vòng bạc”.

+ Thân thiết, gần gũi với nhân vật “tôi” và mang đến cho nhân vật “tôi” bao nhiêu hiểu biết bất ngờ, khám phá thú vị.

+ “nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp răng sâu hoắm”, “mi mắt viền đỏ húp mọng lên”, “đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài”, bàn tay mất hết sự “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn” mà “vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.

+ Tỏ ra cung kính, giữ khoảng cách rất xa với nhân vật “tôi”.

- Tác giả chủ yếu dùng biện pháp đối lập tương phản (cùng với liệt kê, so sánh) để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá