Ngữ văn 8 trang 13 Tập 2 Chân trời sáng tạo

60

Với soạn Ngữ văn 8 trang 13 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Chạy giặc giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Chạy giặc

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ.

Trả lời:

C1:

- Bố cục: 2 phần

+ Câu 1 đến câu 6: tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược và khắc hoạ khung cảnh loạn lạc, tang thương.

+Câu 7 đến câu 8: thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.

- Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng

+ Số câu: 8.

+Số chữ trong câu: 7.

- Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 8 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”, chữ thứ hai. của câu 4 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 5 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 6 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 7 cũng là “bằng”.

- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này). – Đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

- Nhịp: Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8. Đây là cách ngắt nhịp tạo được cảm xúc dồn dập, biến đổi.

=> Kết luận. Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần của một bài thơ thất ngôn bát củ luật trắc vần bằng theo luật Đường.

C2:

- Bố cục: 2 phần

+ Câu 1 - câu 6: tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược và khắc hoạ khung cảnh loạn lạc, tang thương.

+Câu 7 - câu 8: thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.

- Niêm: Chữ thứ hai của mỗi câu

+ Câu 1 niêm câu 8

+ Câu 2 niêm câu 3

+ Câu 4 niêm câu 5

+ Câu 6 niêm câu 7

- Luật: luật chắc vần bằng

- Vần: hiệp 1 vần câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này).

- Đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

- Nhịp: ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong sáu câu đầu, hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?

Trả lời:

C1:

- Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ: lơ xơ, đảo đặc (từ láy), tan bọt nước, nhuốm màu máy là những từ gợi hình, gợi cảm, vẽ ra được bức tranh loạn lạc, tang thương với những con người yếu ớt, không nơi nương tựa.

C2:

Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ: lơ xơ, đảo đặc (từ láy), tan bọt nước, nhuốm màu máy.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?

Trả lời:

C1:

- Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, sự trông đợi, sự chất vấn... đối với những “trang dẹp loạn”, những người có khả năng và trách nhiệm trước thời cuộc.

C2:

Qua hai câu thơ cuối, tác giả muốn gửi gắm là sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, sự trông đợi, sự chất vấn... đối với những người có khả năng và trách nhiệm trước thời cuộc.

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Trả lời:

C1:

– Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng ở các câu 3, 4, 5, 6. Hiệu quả: nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc. 

– Câu hỏi tu từ được đặt ra cuối bài thơ không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi. Tác dụng: nhằm nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm: dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với giặc ngoại xâm.

C2:

- Biện pháp tu từ đảo ngữ (câu 3, 4, 5, 6): Nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc.

- Câu hỏi tu từ (câu cuối): không tìm câu trả lời mà là nhấn mạnh nội dung người viết gửi gắm.

Đánh giá

0

0 đánh giá