Tài liệu tác giả tác phẩm Chạy giặc hát Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Chạy giặc lớp 8.
Tác giả tác phẩm: Chạy giặc - Ngữ văn 8
I. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
1. Tiểu sử
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai
- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù
- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh
- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ
⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân
2. Sự nghiệp sáng tác
- Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm
+ truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược
+ một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp... sáng tác sau khi Pháp xâm lược
- Nội dung thơ văn
+ Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:
• Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
• Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế
+ Lòng yêu nước thương dân:
• Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh...
• Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta
• Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp
- Nghệ thuật thơ văn:
+ Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống
+ Đậm đà sắc thái Nam Bộ
+ Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng
1. Thể loại: Thơ 7 chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Hiện nay, chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ Chạy giặc.
- Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859).
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Chạy giặc có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Bố cục bài Chạy giặc
Gồm 2 phần:
+ Sáu câu đầu: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược
+ Hai câu cuối: Tâm trạng, thái độ của tác giả
5. Giá trị nội dung
+ Văn bản đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ.
6. Giá trị nghệ thuật
- Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối
- Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm
- Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc
1. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược (6 câu đầu)
* Hai câu đề:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay”
- Giặc đến:
+ Thời điểm: tan chợ → nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần.
+ Âm thanh: súng Tây → lần đầu tiên xuất hiện trong văn học → gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt.
→ Sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới.
- Đất nước: bàn cơ thế/phút/sa tay
→ Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động
→ Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập.
* Hai câu thực:
- “Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay” → sự tan nát, tán loạn, hãi hùng
- “Lũ trẻ”, “đàn chim” → hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân
- Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ → tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng
→ Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân
* Hai câu luận:
“Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
- Các địa danh nổi tiếng Bến Nghé cửa tiền → tan bọt nước; Đồng Nai tranh ngói
→ nhuốm màu mây.
→ Cảnh trù phú, sầm uất, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang khi giặc đến.
Như vậy, sáu câu thơ với hình ảnh chân thực, tiêu biểu đã vẽ lại toàn cảnh quê hương khi giặc đến. Một cuộc sống an bình không còn, thay vào đó là sự tan hoang, đau thương.
2. Tâm trạng, thái độ của tác giả (hai câu cuối)
- Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua câu hỏi tu từ:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Lỡ để dân đen mắc nạn này
→ Tái hiện hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có một biểu hiện động thái nào → Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước
→ Đó là lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.
→ Tấm lòng yêu nước sâu sắc của cụ Đồ Chiểu
IV. Đọc tác phẩm Chạy giặc
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Xem thêm các bài tóm tắt Tác giả, tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả - Tác phẩm: Lòng yêu nước của nhân dân ta
Tác giả - Tác phẩm: Bồng chanh đỏ
Tác giả - Tác phẩm: Bố của Xi-mông
Tác giả - Tác phẩm: Đảo Sơn Ca