Trả lời Câu 1 trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Chạy giặc giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Chạy giặc hay nhất
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Bố cục: 2 phần
+ Câu 1 đến câu 6: tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược và khắc hoạ khung cảnh loạn lạc, tang thương.
+Câu 7 đến câu 8: thể hiện tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.
- Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng
+ Số câu: 8.
+Số chữ trong câu: 7.
- Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 8 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”, chữ thứ hai. của câu 4 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 5 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 6 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 7 cũng là “bằng”.
- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này). – Đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
- Nhịp: Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8. Đây là cách ngắt nhịp tạo được cảm xúc dồn dập, biến đổi.
=> Kết luận. Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần của một bài thơ thất ngôn bát củ luật trắc vần bằng theo luật Đường.
Xem thêm lời giải Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ....
Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội